ngâm
Rate this post

 

dược liệu

Contents

Chiết xuất dược liệu là gì?

Chiết xuất dược liệu là phương pháp sử dụng dung môi để lấy các chất tan ra khỏi các mô thực vật( dược liệu). Sản phẩm thu được là một dung dịch của các chất hòa tan trong dung môi. Phần ung dịch này được gọi là dịch chiết. Có ba quá trình quan trọng xảy ra đồng thời trong chiết xuất là:

–  Qúa trình hòa tan của chất tan vào dung môi.

–  Quá trình  khuyếch tán của chất tan trong dung môi.

–  Sự dịch chuyển của các phân tử chất tan qua vách tế bào thực vật hay dược liệu.

Các yếu tố ảnh hưởng lên ba quá trình này là: bản chất của chất tan, dung môi, nhiệt độ, áp suất, cấu tạo của vách tế bào, kích thước tiểu phân bột dược liệu…Các yếu tố này sẽ quyết định chất lượng và hiệu quả của quá trình chiết xuất.

 

Khi chiết xuất dươc liệu, quá trình chiết xảy ra chủ yếu ở hai khu vực là: bên trong dược liệu và giữa các lớp dung môi. Trong đó, quá trình xảy ra bên trong dược liệu có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả chiết và phụ thuộc vào bản chất dược liệu (cấu trúc, tính chất lý hoá...)Các phương pháp chiết xuất thường  tác động đến các yếu tố bên ngoài, nhằm đạt được hiệu quả chiết cao trong thời gian ngắn đối với mỗi loại dược  liệu nhất định. Dưới đây là một số phương pháp chiết xuất thường gặp.

Phương pháp chiết gián đoạn

  1. Ngâm

Ngâm là phương pháp đơn giản nhất và đã có từ thời cổ xưa.

  • Cách ngâm

Sau khi chuẩn bị dược liệu, ta đổ dung môi cho ngập dược liệu trong bình chiết, sau một thời gian ngâm nhất định (tùy từng loại dược liệu khác nhau), rút lấy dịch chiết (lọc hoặc gạn) và rửa dược liệu bằng một lượng dung môi thích hợp. Để tăng cường hiệu quả chiết, có thể tiến hành khuấy trộn bằng cánh khuấy hoặc rút dịch chiết ở bên dưới rồi lại đổ lên trên (tuần hoàn cưỡng bức dung môi).

Có nhiều cách ngâm khác nhau: Có thể ngâm tĩnh hoặc ngâm động, ngâm nóng hoặc ngâm lạnh, ngâm một lần hoặc nhiều lần (còn gọi là ngâm phân đoạn hay ngâm nhiều mẻ).

  • Ưu điểm của phương pháp:

Đơn giản nhất, dễ thực hiện, thiết bị đơn giản, rẻ tiền.

  • Nhược điểm của phương pháp:

– Năng suất thấp, thao tác thủ công (giai đoạn tháo bã và nạp liệu).

– Nếu chiết xuất một lần thì không chiết kiệt được hoạt chất trong dược liệu.

– Nếu chiết xuất nhiều lần thì dịch chiết loãng, tốn dung môi, tốn thời gian chiết.

2. Ngấm kiệt

  • Các bước tiến hành:

Sau khi chuẩn bị dược liệu, ngâm dược liệu vào dung môi trong bình ngấm kiệt. Sau một khoảng thời gian nhất định (tuỳ từng loại dược liệu), rút dịch chiết ở bên dưới, đồng thời bổ sung thêm dung môi ở phía trên bằng cách cho dung môi chảy rất chậm và liên tục qua lớp dược liệu tĩnh (không được khuấy trộn). Lớp dung môi trong bình chiết được để ngập bề mặt dược liệu khoảng 3 – 4 cm.

– Phương pháp ngấm kiệt đơn giản: Là phương pháp ngấm kiệt luôn luôn sử dụng dung môi mới để chiết đến kiệt hoạt chất trong dược liệu.

-Phương pháp ngấm kiệt phân đoạn : Là phương pháp ngấm kiệt có dùng dịch chiết loãng để chiết mẻ mới (dược liệu mới) hoặc để chiết các mẻ có mức độ chiết kiệt khác nhau.

  • Ưu điểm của phương pháp:

– Hoạt chất được hiết kiệt.

– Tránh lãng phí dung môi (tái ngấm kiệt).

  • Nhược điểm của phương pháp:

– Năng suất thấp, lao động thủ công.

– Phức tạp hơn so với phương pháp ngâm.

– Tốn kém dung môi (ngấm kiệt đơn giản).