Rate this post

Thời kì mang thai và cho con bú là một thời kì rất đặc biệt của một người mẹ bởi ở thời kì này người mẹ cần phải ăn để cung cấp chất dinh dưỡng cho 2 người, chính vì vậy mà nhu cầu của người mẹ lúc này ăn tăng về số lượng và chất lượng của các loại thức ăn cũng được tăng lên.Trong quá trình mang thai người mẹ cần ăn để giúp xây đắp và nuôi dưỡng bào thai,khi cho con bú thì cần cho chức năng tạo sữa đồng thời trong quá trình mang thai nếu dinh dưỡng tốt thì sẽ tích lũy được khoảng 4kg mỡ đó là nguồn dự trữ sản xuất sữa sau sinh.Những người mẹ mà không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng hoăc kiêng khem quá nhiều trong quá trình mang thai sẽ có nguy cơ con sinh ra nhẹ cân ( dưới 2,5kg) và các tai biến sản khoa như sinh nn, sảy thai…,hoăc con nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng nếu như nguồn sữa mẹ không cung cấp đủ chất do mẹ ăn kiêng, stress sau sinh,hoặc không cung cấp đủ chất

1. Nhu cầu dinh dưỡng trong thời kì mang thai

Thông thường người ta thường tính năng lượng cần của phụ nữ mang thai trong một ngày bằng cách tính theo năng lượng của người phụ nữ trưởng thành lao động bình thường cộng thêm 350 kcalo/ ngày.Trong đó năng lượng của một người phụ nữ trưởng thành lao động bình thường=năng lượng cần cho chuyển hóa cơ bản x hệ số lao động.

( Năng lượng cho chuyển hóa cơ bản=1kcalo/kg/24h)

Theo khuyến cáo của FAO/WHO/UNU (2002, 2004) thi nhu cầu năng lượng của phụ nữ có thai là:

  • Ba tháng đầu: có thể vẫn ăn uống bình thường nhưng cần phải ăn tăng thức ăn động vật để cung cấp đầy đủ  protein cần thiết cho sự phát triển tốt của thai nhi
  • Ba tháng giữa: ăn mỗi ngày nên tăng thêm 360 kcalo, và ăn đa dạng các loại thức ăn động vật,để kích thích ăn ngon miệng và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi thời kì này
  • Ba tháng cuối của thai kì:cần tăng thêm 475 kcalo/ ngày và ăn đa dạng nguồn thức ăn hơn nữa.

Trong thời kì mang thai nhu cầu chất dinh dưỡng tăng cao nhất là vào 3 tháng cuối của thai kì- đây là thời điểm thai nhi phát triển mạnh nhất và nhu cầu tăng dự trữ  chất cần thiết cho cuộc đẻ sắp tới.nhu cầu về vitamin D và sắt tăng cao gấp đôi , về canxi và photpho tăng 50% ,protein cung tăng 20% so với nhu cầu bình thường .

2. nhu cầu cho phụ nữ cho con bú

a/ Sự tiết sữa:

Sau khi sinh, sữa tiết ra trong 3-5 ngày đầu được gọi là sữa non.Trong nguồn sữa này chứa rất nhiều sodium,chloride và các yếu tố miễn dịch…tuy nhiên nó lại có hàm lượng lactose và protein tương đối thấp.Và phải sau 10 ngày sau sinh, các đặc tính bình thường của sữa mẹ mới được hoàn thiện

Nếu trẻ được bú mẹ thì lượng sữa mẹ tiết ra ra sẽ tăng dần từ 50ml ngày đầu sau đẻ lên đến 650ml sau 1 tháng và 750ml sau 3 tháng.Quá trình tiết sữa sẽ diễn ra thường xuyên. liên tục và lượng sữa được chế tiết ra được kích thích bởi động tác bú,mút núm vú của trẻ.Thông thường ở phần lớn các bà mẹ có lượng sữa đủ và có khi nhiều hơn so với nhu cầu của một đứa trẻ.

b/ Nhu cầu dinh dưỡng cần cho sự tạo sữa:

Trong sữa mẹ trung bình cứ 100ml sữa sẽ cung cấp 67-70 kcalo, và hiệu quả năng lượng tạo sữa khoảng 76-94%( thường 80%),Như vậy để tạo ra được 100ml sữa thì cần  khoảng 85 kcalo.Chính vì điều đó mà nhu cầu dinh dưỡng cho các bà mẹ thời kì này phải tăng lên rất nhiều so với bình thường.Nhu cầu năng lượng của trẻ trong những tháng đầu rất cao vì vậy lượng sữa cung cấp cho trẻ cũng nhiều. Bình thường lượng sữa tiết trong 1 ngày trung bình khoảng 600-750ml cần khoảng 500-700kcalo cho quá trình tiết sữa, mà trong thời kì mang thai lượng mỡ dự trữ cho sản xuất sữa sau sinh cung cấp khoảng 100-200kcalo, như vậ cần cung câp thêm khoảng 500 kcalo / ngày trong suốt thời gian cho con bú.

Bảng nhu cầu dinh dưỡng trong thời gian cho con bú:

Chất dinh dưỡng % tăng khi không có thai Chất dinh dưỡng % tăng so với bình thường khi không có thai
Năng lượng 23 Canxi 50
protein 30 Photpho 50
Vitamin A 33 Sắt 0
Vitamin D 100 Kẽm 58
Vitamin E 50 Iot 33
Vitamin B1 45
Vitamin C 58

Như vậy, việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và cho con bú là rất cần thiết và đặc biệt quan trọng cho sự phát triển toàn diện của bào thai và trẻ trong thời kì bú mẹ.