Bệnh bạch cầu là căn bệnh mà công tác điều trị vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Rate this post

Bệnh bạch cầu là căn bệnh mà công tác điều trị vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Những bài thuốc dưới đây của y học cổ truyền có tác dụng hỗ trợ hạn chế các biến chứng, kéo dài sự sống của người mắc bệnh.

Dựa vào các giai đoạn và thể bệnh trên lâm sàng, bệnh bạch huyết được phân loại theo triệu chứng và có các bài thuốc sau.

Bệnh bạch cầu là căn bệnh mà công tác điều trị vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
  1. Contents

    Giai đoạn bệnh bạch huyết cấp:

a. Thể sốt nhiễm trùng và xuất huyết (nhiệt độc và huyết nhiệt):

  • Triệu chứng: mệt mỏi, sốt cao, li bì, họng khô đau, táo bón, đái đỏ, loét miệng, chảy máu chân răng và dưới da, đau đầu, đau nhức các khớp, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.
  • Phương pháp chữa: thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt lương huyết.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: sinh địa: 20g, huyền sâm: 20g, kim ngân hoa: 20g, bồ công anh: 20g, địa cốt bì: 16g, sơn đậu căn: 16g, thăng ma: 16g, xích thược: 12g, hồ hoàng liên: 12g, cam thảo: 8g. Trường hợp loét miệng họng, chân răng thì thêm hoàng liên: 12g, hoàng cầm: 12g; trường hợp chảy máu dùng rễ cỏ tranh: 20g, đại hoàng sao đen: 12g; trường hợp đau nhức xương khớp thì thêm địa long: 16g; trường hợp khát nước nhiều thì thêm thiên môn: 20g, sa sâm: 20g.

b. Thể gan lách to, nhiều hạch lympho (huyết ứ và đàm kết):

  • Phương pháp chữa: hoạt huyết, hóa đờm, tiêu kết.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: hạ khô thảo: 16g, huyền sâm: 16g, đan sâm: 16g, đương quy: 112g, bạch thược: 12g, tam lăng: 12g, nga truật: 12g, liên kiều: 12g, bối mẫu: 8g, sạ can: 6g.

Trên lâm sàng người bệnh có biểu hiện của nhiễm trùng, chảy máu, lách to, các hạch lympho cùng xuất hiện một lúc thì dùng phối hợp cả 2 phương pháp, chọn vị thuốc phù hợp để có bài thuốc chữa hiệu quả nhất.

2. Giai đoạn bệnh bạch huyết kéo dài:

a. Khí hư:

  • Triệu chứng: mệt mỏi, đầu choáng, tự hãn, hồi hộp, thở gấp, lưng gối đau mỏi, sắc mặt trắng bệch, chất lưỡi nhạt, mạch tế.
  • Phương pháp chữa: bổ khí.
  • Các bài thuốc: sử dụng các vị thuốc có tác dụng bổ khí là chính, kèm theo là các vị thuốc bổ huyết. Một số bài thuốc cổ phương như “Quy tỳ hoàn”, “Tứ quân tử thang”, “Bổ trung ích khí thang”,…

b. Âm hư (tinh huyết hư):

  • Triệu chứng: hoa ắt chóng mặt, sốt nhẹ về chiều, tâm phiền, chảy máu miệng mũi và xuất huyết dưới da, miệng họng khô, đạo hãn, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.
  • Phương pháp chữa: bổ âm hoặc bổ tinh huyết.
  • Các bài thuốc: sử dụng các bài thuốc bổ âm, bổ tinh huyết là chính. Các bài thuốc hay được dùng như “Lục vị địa hoàng thang”, “Tả quy hoàn”.

c. Khí âm lưỡng hư:

  • Triệu chứng: bệnh cảnh lâm sàng là phối hợp của cả 2 hội chứng âm hư và khí hư.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: đảng sâm: 16g, hoàng kỳ: 12g, bạch truật: 12g, thục địa: 12g, hà thủ ô: 12g, đương quy: 12g, mạch môn: 12g, sa sâm: 12g, hoàng tinh: 12g, ngũ vị tử: 8g, cam thảo: 6g.