Trong y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống, chứng vị thống.
Rate this post

Trong y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống, chứng vị thống.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh là do tình chí bị kích thích, can khí uất kết làm mất chức năng sơ tiết, làm rối loạn khí cơ thăng thanh giáng trọc của tỳ vị, gây ra các biểu hiện đau bụng, ợ hơi, ợ chua… Do ăn uống thất thường làm mất khả năng kiện vận, hàn tà xâm nhập gây khí huyết ứ trệ sinh ra cơn đau.

Trong y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống, chứng vị thống.

Cần phân loại các thể bệnh để có phương pháp và bài thuốc chữa hiệu quả nhất.

  1. Contents

    Thể can khí phạm vị (can vị bất hòa):

a. Khí trệ (Khí uất):

  • Triệu chứng: đau thượng vị từng cơn, lan ra 2 mạn sườn, xuyên ra sau lưng, đầy trướng, ấn thấy đau, ợ hơi, ợ chua, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng mỏng, mạch huyền.
  • Phương pháp chữa: sơ can hòa vị.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: bài “Bột lá khôi” gồm: lá khổ sâm: 12g; bồ công anh: 12g, nhân trần: 12g; lá khôi: 10g; chút chít: 10g. Đem tán bột uống 30g/ngày với nước sôi để nguội.

Bài 2: bài “Bột mai mực” gồm: mai mực, hàn the phi, gạo tẻ, kê nội kim, cam thảo, mẫu lệ nung, hoàng bá, các vị lấy lượng bằng nhau, đem tán bột uống 20-30g/ngày.

Bài 3: bài “Cao dạ cẩm” gồm: cây dạ cẩm: 300g; đường: 900g. Đem nấu thành cao chế siro uống mỗi ngày lượng thuốc cao tương đương với 20g dạ cẩm.

Bài 4: gồm: lá khôi: 20g; bồ công anh: 20g; khổ sâm: 16g; cam thảo nam: 16g; hương phụ: 8g; hậu phác: 8g; uất kim: 8g. Đem sắc uống 1 thang/ngày.

Bài 5: bài “Sài hồ sơ can thang” gồm: sài hồ: 12g; bạch thược: 12g; xuyên khung: 8g; chỉ xác: 8g; hương phụ: 8g; thanh bì: 8g; cam thảo: 8g. Trường hợp đau nhiều thì thêm khổ luyện tử: 8g; diên hồ sách: 8g; trường hợp ợ chua nhiều thêm mai mực: 20g.

Bài 6: Dùng trong trường hợp đau dữ dội, có bài “Trầm hương giải khí tán” gồm: hương phụ: 10g; trầm hương: 6g; chích thảo: 6g; sa nhân: 8g; diên hồ sách: 8g; khổ luyện tử: 8g.

Ngoài ra có thể phối hợp châm tả tại các huyệt thái xung, tam âm giao, túc tam lý, trung quản, thiên khu, can du, tỳ du, vị du. Hoặc dùng nhĩ châm tại vùng dạ dày, giao cảm. Thủy châm trên huyệt trên bằng atropin, novocain, vitamin B12 để cắt cơn đau.

b. Hỏa uất:

  • Triệu chứng: đau vùng thượng vị nhiều, đau rát, ấn thấy đau, ợ chua, miệng khô, đắng miệng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.
  • Phương pháp chữa: thanh can hòa vị.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: thổ phục linh: 16g, bồ công anh: 16g, nghệ vàng: 12g, kim ngân: 12g, lá độc lực: 8g, vỏ bưởi bung: 8g.

Bài 2: gồm: mai mực: 20g, mạch nha: 20g, hoàng cầm: 16g, sơn chỉ: 12g, đại táo: 12g, hoàng liên: 8g, cam thảo: 6g, ngô thù: 2g.

Bài 3: “Hóa can tiễn” phối hợp với bài “Tá kim hoàn gia giảm”: bạch thược: 12g, thanh bì: 8g, chi tử: 8g, bối mẫu: 8g, trạch tả: 8g, đan bì: 8g, hoàng liên: 8g, trần bì: 6g, ngô thù: 4g.

Các bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng

Bài 4: trường hợp can hỏa làm tổn thương phần âm thì dùng bài “Thanh can ẩm” gồm: sinh địa: 12g; hoài sơn: 12g; đại táo: 12g; sài hồ: 12g; bạch thược: 12g; sơn thù: 8g; phục linh: 8g; trạch tả: 8g; đan bì: 8g; đương quy: 8g; chi tử: 8g.

Ngoài ra có thể phối hợp châm tả tại các huyệt nội đình, hợp cốc, nội quan. Hoặc nhĩ châm tại các huyêt như trên.

(còn tiếp)