Trong y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống, chứng vị thống.
Rate this post

 

Trong y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống, chứng vị thống.

Contents

1. Thể can khí phạm vị (can vị bất hòa):                          tiếp…

c. Huyết ứ:

  • Triệu chứng: đau dữ dội tại 1 vị trí, ấn thấy đau. Nếu thuộc thực chứng có nôn ra máu, ỉa phân đen, môi đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác hữu lực. Nếu thuộc hư chứng có mệt mỏi, sắc mặt xanh nhợt, chân tay lạnh, môi nhạt, chất lưỡi bệu có điểm ứ huyết, rêu lưỡi nhuận, mạch hư đại hoặc tế sác.
  • Phương pháp chữa: Thực chứng thì lương huyết chỉ huyết; hư chứng thì bổ huyết chỉ huyết.
  • Các bài thuốc:

Trường hợp thực chứng:

Bài 1: gồm: bằng sa: 60g; bạch phàn: 60g; uất kim: 40g. Đem tán bột làm thành viên hoàn uống 10g/ngày, chia 2 lần.

Bài 2: gồm: sinh địa: 40g; trắc bá diệp: 16g; hoàng cầm: 12g; a giao: 12g; bồ hoàng: 12g; chi tử: 8g; cam thảo: 6g.

Bài 3: bài “Thất tiêu tán” gồm: bồ hoàng: 12g; ngũ linh chi: 12g. Đem tán bột uống 10g/ngày, chia 2 lần.

Trường hợp hư chứng:

Bài 1: đảng sâm: 16g; hoài sơn, ý dĩ, hà thủ ô, huyết dụ, kê huyết đằng, rau má, cam thảo dây, đỗ đen sao: mỗi vị 12g.

Bài 2: bài “Hoàng thổ thang gia giảm” gồm: hoàng thổ: 40g; đảng sâm: 16g; a giao, phụ tử chế, bạch truật, địa hoàng, cam thảo, hoàng cầm: mỗi vị 12g.

Bài 3: bài “Tứ quân tử thang gia giảm” gồm: đảng sâm: 12g; bạch truật, phục linh, hoàng kỳ: mỗi vị 12g; a giao, tây thảo: mỗi vị 8g; cam thảo: 6g.

Bài 4: bài “Điều doanh liễm can ẩm gia giảm” gồm: đương quy, phục linh, bạch thược, kỷ tử, đại táo: mỗi vị 12g; xuyên khung: 10g; a giao, táo nhân: mỗi vị 8g; ngũ vị tử, mộc hương, trần bì: mỗi vị 6g; gừng: 2g. Trường hợp không cầm được máu thêm tam thất: 8g; thiếu máu nhiều thêm hoàng kỳ: 12g; bạch truật: 12g; nhân sâm: 4g; sốt do bội nhiễm thì thêm sinh địa, huyền sâm, đan bì: mỗi vị 12g.

Ngoài ra có thể phối hợp châm tả tại huyệt can du, tỳ du, thái xung, huyết hải, hợp cốc trong thực chứng; cứu các huyệt can du, tỳ du, cao hoang, cách du, tâm du trong hư chứng.

2. Thể tỳ vị hư hàn:

  • Triệu chứng: đau bụng thượng vị liên miên, mệt mỏi, nôn nhiều, nôn ra nước trong, đầy bụng, sợ lạnh, chân tay lạnh, thích xoa bóp chườm nóng, phân nát có lúc táo, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, mạch hư tế.
  • Phương pháp chữa: ôn trung kiện tỳ.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: lá khôi:20g, bố chính sâm”: 12g, nam mộc hương: 10g, sa nhân: 10g, bán hạ chế: 6g, trần bì: 6g, gừng: 4g.

Bài 2: bài ” kiến trung thang gia giảm” gồm: hoàng kỳ: 16g, đại táo: 12g, hương phụ: 8g, quế chi: 8g, bạch thược: 8g, sinh khương: 6g, cam thảo: 6g, cao lương khương: 6g. Trường hợp đầy bụng, ợ hơi thì thêm chỉ xác, mộc hương: mỗi vị 6g; bụng óc ách nước, nôn ra nước trong thì bỏ quế chi thêm bán hạ chế, phục linh: mỗi vị 8g.

Các bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng

Bài 3: trường hợp thiểu toan dạ dày có thể sử dụng bài “Ô mai hoàn” gồm: ô mai: 10 quả; hoàng bá: 18g, đảng sâm: 12g, sa tiền: 10g, phụ tử chế: 8g, hoàng liên: 8g, đương quy: 8g, quế chi: 6g, tế tân: 6g, can khương: 6g.

Ngoài ra có thể phối hợp cứu tại các huyệt trung quản, thiên khu, tỳ du, vị du, quan nguyên, khí hải, túc tam lý.

Trên là những bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng rất hiệu quả và được áp dụng rộng rãi.