tư vấn và sử dụng thuốc
Rate this post

Contents

 Lưu ý khi tiến hành thực hành dược lâm sàng trong bệnh viện

Với dược sĩ:

  • Không nên làm phiền bác sĩ vì những chuyện vụn vặt “không nên dẫm lên chân người khác”.
  • Không nên tiếp xúc hoặc phê bình bác sĩ về điều trị khi bác sĩ khám bệnh, vì có thể làm bệnh nhân lo lắng.
  • Phải chuẩn bị kiến thức trước mỗi cuộc thảo luận với bác sĩ. Hãy giới thiệu thông tin một cách tổng hợp và phát triển kiến thức rộng hơn xuất phát từ y văn và dược lý.
  • Chỉ nên đưa ra quan điểm khi bác sĩ yêu cầu. Không bao giờ bộc lộ quan điểm vì chắc chắn và nhanh chóng thất bại khi bác sĩ có ý kiến đối lập với mình.
  • Dược sĩ không nên quên bác sĩ chịu trách nhiệm đối với người bệnh.

Với bác sĩ: Để thực hành kê đơn tốt cần

  • Cộng tác với dược sĩ vì lợi ích của người bệnh.
  • Luôn trao đổi thông tin về thuốc với dược sĩ trước khi kê đơn nếu có nghi ngờ và chưa rõ về thuốc định kê đơn.

Với điều dưỡng:

  • Luôn hỏi dược sĩ về cách dùng thuốc đúng (thời gian, khoảng cách, đường dùng, cách phối hợp thuốc…) cho người bệnh.
  • Thực hiện y lệnh của bác sĩ. Nhưng chủ động phát hiện những nhầm lẫn trong y lệnh điều trị hoặc tác dụng có hại của thuốc đối với bệnh nhân và thông báo kịp thời với bác sĩ.

 

NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA KHÁNG SINH TRONG NGÀNH Y TẾ

 

1. Thống kê 10 bệnh mắc cao nhất năm 2003 (Theo niên giám thống kê y tế 2003, Bộ Y tế)

STT Bệnh Tỷ lệ mắc/100.000 dân
1 Sỏi tiết niệu                376,01
2 Các bệnh viêm phổi                355,86
3 Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản                238,64
4 Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột non có nguồn gốc nhiễm khuẩn                216,49
5 Cúm                166,95
6 Tai nạn giao thông                164,00
7 Tăng huyết áp nguyên phát                138,48
8 Viêm dạ dày tá tràng                113,33
9 Bệnh ruột thừa               110,33
10 Đục thủy tinh thể, tổn thương khác của thể thủy tinh                87,00

 

Từ các số liệu trên cho thấy bệnh nhiễm khuẩn vẫn chiếm đa số (6/10) trong 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất tại Việt Nam. Do đó sử dụng kháng sinh điều trị vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong các loại thuốc.

 

2.      Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thuốc

Muốn tăng cường sử dụng thuốc hợp lý nói chung, kháng sinh nói riêng cần xem xét toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thuốc để can thiệp vào tất cả các những vấn đề chưa hợp lý. Những vấn đề trao đổi dưới đây chỉ đề cập đến một số nguyên nhân chủ yếu.

 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH CHƯA HỢP LÝ

tư vấn và sử dụng thuốc

. Trong cơ sở y tế

  • Chẩn đoán bệnh chưa đúng do bác sĩ chưa chú ý, chưa xác định chính xác được vi khuẩn gây bệnh.
  • Không nắm được đầy đủ thông tin về tình hình kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh tại địa phương và trong khu vực.
  • Lạm dụng kháng sinh phổ rộng, điều trị mang tính chất bao vây.
  • Lạm dụng phối hợp kháng sinh hoặc chưa biết các nguyên tắc phối hợp kháng sinh.
  • Chưa chú ý hiệu chỉnh liều kháng sinh nhóm aminoglycozid, bêta-lactam…đối với nhóm bệnh nhân đặc biệt (người cao tuổi, người suy thận, người suy gan, trẻ em, phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú…)

Nguyên nhân

  • Thiếu các hướng dẫn điều trị.
  • Bác sĩ và dược sĩ thiếu kiến thức về sử dụng thuốc hợp lý (dược lý lâm sàng, dược lâm sàng) hoặc chưa ứng dụng kiến thức vào thực hành lâm sàng.
  • Bác sĩ thiếu cập nhật thông tin sử dụng thuốc hợp lý
  • Tác động của yếu tố kinh tế trong kê đơn và sử dụng kháng sinh.