Rate this post

Phối hợp thăng bằng và vận động là chức năng phối hợp của nhiều cơ quan khác nhau như cảm giác, tiểu não, tiền đình và cơ quan thị giác. Khám chức năng thăng bằng cần xác định được bệnh nhân có rối loạn hay không và bên nào bị rối loạn.

Có nhiều phương pháp khám phối hợp vận động và thăng bằng khác nhau, sau đây là 1 số phương pháp khám thường ứng dụng.

Contents

1.Khám chức năng thăng bằng

-dáng đi hình sao (nghiệm pháp Babinski-Weil)

Cách khám: bệnh nhân nhắm mắt tiến lên 5 bước sau đó lùi 5 bước.

Bình thường người ta có thể tiến và lùi trên 1 đường thẳng tương đối mà không lệch hướng.

Nghiệm pháp dương tính khi đường đi mà bệnh nhân vạch ra trên đất tạo thành hình sao. Nghiệm pháp dương tính gặp trong hội chứng tiền đình.

2.Nghiệm pháp Romberg

Romberg đơn giản

-thì 1: bệnh nhân đứng thẳng, 2 chân chụm vào nhau, tay giơ ra trước, các ngón tay xòe ra.

-thì 2: bệnh nhân nhắm mắt lại.

Romberg phức tạp

-thì 1: bệnh nhân đứng 2 chân nối nhau trên 1 đường thẳng, 2 tay giơ ra trước, các ngón aty xòe.

-thì 2: bệnh nhân nhắm mắt.

=> nghiệm pháp dương tính khi bệnh nhân không đứng vững ở thì 1 hoặc bệnh nhân duy trì được tư thế đứng thì 1 nhưng khi nhắm mắt bệnh nhân lảo đảo ngã về 1 bên. Bệnh nhân ngã về bên nào thì nghiệm pháp dương tính bên đó.

=>nghiệm pháp dương tính trong tổn thương tiền đinh, trong bệnh Tables hoặc trong hội chứng tiểu não.

*lưu ý: các tư thế bệnh nhân đứng trong kiểm tra phải là các động tác không quen thuộc với bệnh nhân hằng ngày. Khi thực hiện, thầy thuốc phải đứng cạnh để đỡ bệnh nhân tránh ngã.

3.Khám phối hợp thăng bằng và vận động

Nghiệm pháp ngón tay trỏ mũi

-bệnh nhân dang rộng 2 tay ngang vai, ngón tay trỏ 2 bàn tay duỗi thẳng, các ngón khác nắm lại, sau đó thực hiện động tác đặt đầu ngón tay trỏ lên đỉnh mũi với tốc độ khác nhau. Đầu tiên bệnh nhân thực hiện được trong tình trạng mở mắt nhưng khi nhắm mắt không trỏ đúng được. Đây là nghiệm pháp dương tính

Nghiệm pháp gót -gối

Bệnh nhân nằm ngửa, tư thế thoải mái. Thầy thuốc giải thích và yêu cầu bệnh nhân thực hiện lầ lượt thao tác nâng cao 1 chân tư thế duỗi thẳng, đặt gót chân bên đó lên xương bánh chè bên đối diện, di dọc gót chân theo mặt trước xương chày xuống cổ chân rồi đặt chân về vị trí cũ.

Lần lượt thực hiện khi bệnh nhân mở mắt và nhắm mắt.

Nghiệm pháp dương tính khi gót chân không đặt chính xác lên xương bánh chè bên đối diện, có thể kèm run.

=> 2 nghiệm pháp trên dương tính gặp trong tổn thương tiểu não (bệnh nhân chỉ quá tầm) và trong tổn thương đường dẫn truyền cảm giác sâu (mở mắt thì thực hiện được nhưng nhắm mắt tì không).

Nghiệm pháp úp bàn tay

Bệnh nhân ngồi, 2 tay giơ ra trước, bàn tay để ngửa. Thầy thuốc yêu cầu bệnh nhân úp bàn tay và bệnh nhân thực hiện nhanh động tác đó.

Nghiệm pháp dương tính khi tay bệnh nhân lật úp quá tầm.

Nghiệm pháp lệch ngón trỏ

Thầy thuốc giơ 2 ngón tay của mình làm đích, bệnh nhân dùng 2 ngón tay trỏ của mình để chỉ vào 2 ngón tay thầy thuốc, giữ nguyên tư thế đó và nhắm mắt.

Nghiệm pháp dương tính khi ngón tay trỏ bên bệnh của bệnh nhân lệch khỏi tay thầy thuốc.

4.Khám chức năng liên động

Nghiệm pháp sấp ngửa bàn tay liên tục

Bệnh nhân ngồi, 1 tay để ngửa trước mặt, tay còn lại thực hiện úp ngửa trên bàn tay kia với tốc độ khác nhau.

Nghiệm pháp con rối

Bệnh nhân ngồi, 2 tay giơ ra trước sau đó cùng lúc 2 tay thực hiện úp ngửa liên tục với tốc độ nhanh nhất.

=> 2 nghiệm pháp trên dương tính khi các động tác thực hiện vụng về, chậm chạp. Nghiệm pháp dương tính gặp trong tổn thương tiểu não. Tiểu não bên nào tổn thương thì bên đó dương tính.