Rate this post

Sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp, do virus gây u nhú (HPV) gây ra. Bệnh gặp ở nhiều lứa tuổi nhưng thường ở lứa tuổi hoạt động tình dục, đặc biệt người có nhiều bạn tình.

Sự tồn tại của virus ở bộ phận sinh dục của phụ nữ có thai có thể làm lây truyền sang trẻ trong khi sinh và gây nên sùi sinh dục miệng hoặc đường hô hấp ở trẻ.

Contents

1.Căn nguyên và đường lây

-căn nguyên: do virus gây u nhú ở người Human Papiloma Virus gây nên, thuộc loại papova có nhân là ADN. Có hơn 100 typ HPV nhưng chỉ có khoảng 20 typ gây bệnh ở bộ phận sinh dục, thường là typ 6,11,16,18,31,33.

-đường lây: lây truyền qua đường tình dục qua tiếp xúc sinh dục-sinh dục, sinh dục-miệng, sinh dục-hậu môn, sự lây nhiễm virus có thể xảy ra suốt đời sống bệnh nhân, khi có tổn thương lộ ra ngoài thì dễ lây nhiễm hơn loại không có triệu chứng.

2.Triệu chứng lâm sàng

Thời kỳ ủ bệnh

Kéo dài 3-8 tuần, có thể nhiều tháng hay nhiều năm

Triệu chứng lâm sàng

-triệu chứng cơ năng thường không có, trừ khi khối sùi làm bệnh nhân thấy vướng, có đau nhẹ hay ngứa, mùi hôi thối do bội nhiễm và hoại tử do khối sùi to

-vị trí thường gặp ở nam giới là rãnh quy đầu, quy đầu, bao quy đầu, thân dương vật, da bìu, lỗ niệu đạo. Nữ giới gặp ở môi lớn, môi bé, âm hộ, âm vật, lỗ niệu trực tràng, thành âm đạo, cổ tử cung. Cả 2 giới có thể tổn thương hậu môn, đáy chậu, trực tràng, bàng quang và hầu họng

-tổn thương cơ bản ban đầu: là những sùi, u nhú nhỏ màu trắng hồng hay hồng, sau tiến triển to dần và sùi lên thành những khối như mào gà hay quả dâu…

Kích thước sùi đa dạng từ vài mm đến vài cm, có khi liên kết vói nhau chiếm hết bộ phận sinh dục và hậu môn

Mật độ sùi thường mềm, có khe kẽ nhiều

Tổn thương có thể kho hoặc trợt loét dịch, có mủ do bội nhiễm vi khuẩn

-trường hợp các tổn thương tiềm tàng không nhìn được bằng mắt thường thì phát hiện bằng cách bôi acid axetic 5%, sau đó 5′ dùng kính lúp soi, nếu thấy xuất hiện u trắng nhú lên đó là nhiễm HPV tiềm tàng

3.Chẩn đoán xác định

Chủ yếu dựa vào lâm sàng với tổn thương cơ bản ở vị trí như đã mo tả, có thể bôi acid axetic 5% lên chỗ nghi ngờ bị bệnh để kiểm chứng, trường hợp khó khăn cần xác định bằng mô bệnh học

4.Điều trị

-mục đích điều trị là loại bỏ khối sùi, tuy nhiên nhiều trường hợp bệnh vẫn tái phát và phải điều trị nhiều lần, cần điều trị cho cả vợ, chồng hoặc bạn tình của bệnh nhân

-phương pháp điều trị có thể dùng thuốc bôi hoặc phẫu thuật:

Podophylin dạng dung dịch 0.5% bôi vào tổn thương 2 lần/ ngày trong 3 ngày liên tiếp, nghỉ 4 ngày,nếu có tổn thương thì bôi tiếp, không bôi quá 4 lần như vậy. Không bôi diện rộng, không quá 0,5ml/ ngày, không dùng cho phụ nữ có thai

Acid trichloracetic 90% bôi vào tổn thương sau đó rắc bột talc hoặc bicarbonat natri để loại bỏ acid thừa, hàng tuần bôi nhắc lại nếu cần, sau 6 lần không khỏi thi thay đổi phương pháp

Đốt điện: dùng máy điện cao tần hoặc điện nhiệt để phá hủy tổ chức sùi sau khi gây tê tại tổn thương, dễ thực hiện nhưng sau đốt tổn thương lâu lành

Điều trị bằng laser CO2: dễ thực hiện và nhanh lành tổn thương cho bệnh nhân