Rate this post

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị gây nên với biểu hiện lâm sàng viêm tuyến nước bọt và có thể kèm viêm tuyến sinh dục. viêm tụy, viêm màng não và 1 số cơ quan khác. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên

Contents

1.dịch tễ

-mầm bệnh: virus quai bị hình tròn, đường kính 120-200nm có cấu tạo ARN xoắn ở trung tâm, ngoài phủ lớp bọc lipid và glycoprotein. Virus có 2 kháng nguyên là kháng nguyên vỏ V gây ngưng kết hồng cầu và kháng nguyên S không gây ngưng kết hồng cầu

-người là nguồn truyền bệnh duy nhất; không có tình trạng người lành mang trùng

-đường lây:lây trực tiếp qua đường hô hấp do tiếp xúc giữa ng bệnh vs ng lành

-bệnh thường xuất hiện thành dịch vào mùa đông xuân, tập trung chủ yếu ở khu vực đông dân cư, khu tập thể, mẫu giáo…

2.triệu chứng lâm sàng

thể thông thường điển hình

-ủ bệnh: trung bình 18-21 ngày, không có biểu hiện lâm sàng

-khỏi phát: đột ngột cấp tính; sốt cao đột ngột, đau mỏi toàn thân, đau nhức các khớp.

đặc biệt đau xung quanh vùng ống tai ngoài, tăng khi nhai,nói, há miệng

Khám chú ý 3 điểm đau của Rilliet, Barthez có giá trị gợi ý chẩn đoán gồm các điểm: khớp thái dương hàm, vùng mỏm chũm, hạch dưới hàm.

-toàn phát: viêm tuyến mang tai thường gặp nhất: tuyến sưng to lan ra xung quanh làm mất rãnh trước và sau tai, có khi làm biến dạng mặt.

da vùng tuyến sưng căng bóng không đỏ, không nóng, có tính đàn hồi

thường bị viêm cả 2 bên cách nhau vài h đến vài ngày

viêm tuyến dưới hàm, dưới lưỡi thường kèm với tuyến mang tai; tuyến sưng to làm cằm xệ xuống, có khi lan xuống dưới gây phù nề trước xương ức

viêm đỏ lỗ Stenon, ấn không có mủ chảy ra

+triệu chứng khác như đau hàm khi nói, sưng góc hàm, sốt…

-hồi phục:

sau 1 tuần sốt giảm và hết, các triệu chứng giảm dần

thể có biểu hiện ngoài tuyến nước bọt

-viêm tinh hoàn: thường gặp ở tuổi dậy thì

viêm thường đi kèm viêm tuyến nước bọt mang tai

sau khi sưng tuyến nước bọt mang tai 1-2 tuần bệnh nhân sốt cao trở lại

tinh hoàn sưng to, đau; da bìu nề, căng đỏ, sờ chắc

trường hợp nặng có viêm thừng tinh, mào tinh và tràn dịch mào tinh

phải 2 tháng sau mới biết tinh hoàn có teo không

-tổn thương thần kinh: viêm màng não hay gặp ở trẻ nhỏ

-viêm tụy cấp: ít gặp

xuất hiện sau viêm mang tai hay đơn độc

bệnh nhân sốt trở lại, đau thượng vị, nôn, đầy bụng, ỉa lỏng, diễn biến lành tính

3.điều trị

Không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ có điều trị triệu chứng

-thể điển hình: vệ sinh răng miệng

hạ sốt , giảm đau

nằm nghỉ, hạn chế đi lại trong thời gian còn sốt và sưng tuyến

cách ly lây lan tối thiểu 2 tuần

-thể có viêm tinh hoàn:

mặc đồ lót chật để nâng tinh hoàn, nghỉ ngơi yên tĩnh, hạn chế đi lại

giảm đau paracetamol

corticoid chống viêm: prednisolon 60mg/ngày dùng trong 3-5 ngày

khi tinh hoàn đỡ sưng đau có thể cho uống vitamin E trong 1-2 tháng để tăng sinh tinh trùng

Copy ghi nguồn DuocDien.net