Rate this post

Viêm tai giữa cấp là viêm niêm mạc của vòm nhĩ, viêm niêm mạc của vòi nhĩ, niêm mạc xoang chũm trong thời gian không quá 3 tuần. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và thể trạng bệnh nhân mà lâm sàng có biểu hiện khác nhau như viêm tai giữa cấp xung huyết, viêm tai giữa xuất tiết và viêm tai giữa cấp mủ.

Contents

1.định nghĩa

Viêm tai giữa cấp mủ là 1 thể lâm sàng của viêm tai giữa cấp, là tình trạng quá trình viêm làm mủ trong hòm nhĩ, xoang chũm và vòi nhĩ.

Nếu phát hiện muộn hay điều trị không đúng cách dẽ để lại biến chứng nghiêm trọng.

2.dịch tễ

-Bệnh thường gặp ở trẻ 3-18 tháng tuổi, ít gặp ở trẻ >7 tuổi

bệnh hiếm gặp ở người lớn, trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ

-nguyên nhân:

Các nguyên nhân gây viêm, bít tắc vòi nhĩ là yếu tố chính dẫn đến viêm tai giữa cấp mủ

phần lớn chúng diễn ra sau 1 nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm VA, viêm mũi họng…

các khối u vùng vòm họng, polyp mũi cũng là nguyên nhân gây bít tắc vòi nhĩ

Có thể do các bệnh cấp tính như cúm, sởi

Do chấn thương tai làm rách màng nhĩ

3.triệu chứng

Triệu chứng bệnh khá đa dạng, thay đổi theo lứa tuổi, nguyên nhân gây bệnh và thể trạng bệnh nhân. thể điển hình gặp ở trẻ khỏe mạnh trên nền bệnh viêm đường ho hấp cấp tính

*giai đoạn xung huyết (khởi phát):

-cơ năng: đau nhức trong tai khiến trẻ nhỏ hay lấy tay dụi tai, người lớn có thể ù tai và nghe kém

-toàn thân: bệnh nhan có thể sốt nhẹ tỏng bệnh cảnh họi chứng nhiễm trùng đườn hô hấp trên

-thực thể: ấn điểm đau không rõ

khám thấy màng nhĩ xung huyết, hoặc đỏ vùng rìa, nón sáng mất, có mạch máu chạy dọc theo cán búa hoặc chạy theo hình nan hoa

*giai đoạn toàn phát:

-thời kỳ ứ mủ:

+cơ năng: đau tai ngày càng tăng, đau rát sâu trong tai, lan ra sau hoặc bên thái dương; trẻ quấy khóc, lắc đầu, bỏ bú…

người lớn nghe truyền âm giảm hoặc ù tai…

+toàn thân trẻ sốt cao, hội chứng nhiễm trùng nặng lên, có thể có các triệu chứng phụ như kích thích não, màng não, co giật, rối loạn tiêu hóa

+thực thể: ấn vùng sào bào đau tăng

khám màng nhĩ thấy toàn bộ màng nhĩ đỏ, mất nón sáng

Màng nhĩ phồng lên hình mặt kính đồng hồ, hình ảnh vú bò

giai đoạn muộn có thể thấy màng nhĩ vàng nhạt hay trắng bệch

Tam chứng Bezold

-thời kỳ vỡ mủ: có thể tự vỡ hay do dẫn lưu

+cơ năng: bớt đau tai, ù tai giảm, nghe tốt hơn

+toàn thân: toàn trạng bệnh nhân tốt lên; trẻ em ăn ngủ được, chơi ngoan

+thực thể ống tai ngoài có mủ màu vàng chảy ra, nếu sớm có thể lẫn máu

nếu tự vỡ, màng nhĩ có lỗ thủng ở 1/4 trước dưới

nếu do chích rach, lỗ thủng ở 1/4 sau dưới gọc

4.điều trị

*toàn thân:

kháng sinh toàn thân: dùng kháng sinh nhóm betalactam như amoxcicllin liều 90mg/kg hoặc nhóm macrolid

thuốc chống viêm dạng men như alpha choay, corticoid

giảm đau, hạ sốt

điều trị viêm nhiễm vùng tai mũi họng kèm theo: làm sạch, làm thông mũi bằng cách nhỏ mũi, rửa mũi, hút dịch cho trẻ hàng ngày…

*tại chỗ:

-giai đoạn xung huyết: nhỏ thuốc tai glycerin borat ấm…

-giai đoạn ứ mủ: trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ ở vị trí góc 1/4 sau dưới, làm thuốc tai hàng ngày

-giai đoạn vỡ mủ: nếu tự vỡ cần kiểm tra, chích rạch để dẫn lưu cho hết và làm thuốc tai.

Copy ghi nguồn DuocDien.net