Vd
2.3/5 - (3 bình chọn)

 

Thể tích phân bố

Thể tích phân bố (Vd ) là đại lượng biểu thị mối liên quan giữa lượng thuốc trong cơ thể và nồng độ của thuốc trong huyết tương ở trạng thái cân bằng

      

Thể tích phân bố

           

Thuốc chứa trong huyết thanh (thuốc gắn với protein huyết t­ương) nhiều thì có thể tích phân bố Vd nhỏ hơn

Khả năng khuếch tán của một thuốc nào đó vào các tổ chức của cơ thể( Vd) phụ thuộc vào 2 yếu tố:

  • Hệ số phân bố lipid/ n­ước của thuốc đó
  • Bản chất của tổ chức mà thuốc sẽ thâm nhập

Mối liên hệ giữa thể tích phân bố với nồng độ thuốc huyết tương được thể hiện trong phương trình dưới đây

 

Vd

Trong đó có:

Vd: Thể tích phân bố của thuốc(lít hoặc lít/kg)

D: Liều thuốc cần đưa vào (g hoặc mg)

Cp: Nồng độ thuốc ở trong huyết tương (g/l hoặc mg/l)

F: Sinh khả dụng (%) của thuốc

Do vậy nhìn vào công thức ta thấy nồng độ thuốc (Cp) càng cao thì thể tích phân bố (Vd) càng nhỏ. Những thuốc có khuynh hướng bị giữ lại trong máu nhiều hơn thì Vd càng nhỏ (ví dụ gắn kết protein huyết tương).

Một số yếu tố ảnh hưởng đến Vd bao gồm:

  • Cấu tạo cơ thể bệnh nhân và lượng nước trong cơ thể. Vd của gentamicin và amikacin giảm đi ở những người béo phì.
  • Chức năng gan của bệnh nhân. Vd của ceftriaxon, cefotaxim và clarithromycin giảm ở những người xơ gan.
  • Tuổi tác: Vd của doxycyclin giảm ở người già do lượng nước giảm. Vd của ceftriaxone, amikacin và gentamicin giảm ở những trẻ đẻ thiếu tháng.
  • Tình trạng bệnh lý của bênh nhân. Vd của ceftazidim giảm đi ở người bị bỏng giai đoạn bị mất nước và tăng lên ở giai đoạn phồng rộp nước do thay đổi lượng nước trong dịch ngoại bào.

Ứng dụng thể tích phân bố( Vd) của thuốc trong thực hành lâm sàng:

Cần phải hiệu chỉnh liều khi có những thay đổi ý nghĩa của Vd nhằm đạt được nồng độ thuốc mong muốn trong huyết tương.

Ví dụ 1: Vd của ceftazidim tăng ở những bệnh nhân bỏng giai đoạn có phồng nước.

Từ công thức: Vd = D x   ta thấy khi Vd tăng thì Cp giảm. Vì vậy, để duy  trì nồng độ thuốc (Cp) đảm bảo hiệu quả điều trị thì phải tăng liều thuốc (D) khi dùng.

Ví dụ 2. Vd của gentamicin giảm ở những trẻ béo phì. Dựa vào công thức Cp = D x ta thấy để không tăng nồng độ thuốc huyết tương do Vd giảm cần phải giảm liều dựa trên thể trọng của mỗi bệnh nhân.

Ví dụ 3. Trẻ em có tỷ lệ % nước cao hơn so với người lớn, liều thuốc tính theo mg/kg thể trọng sẽ cao hơn người lớn. Điều này giải thích tại sao phải tính liều cho trẻ em theo mg/kg thể trọng (hay theo diện tích bề mặt) thay vì giảm dần liều ở người lớn. Tuy nhiên, tổng liều khi dùng cho trẻ không được vượt quá liều khuyến cáo dùng cho người lớn.

Ví dụ 4. Trẻ mất nước có nguy cơ ngộ độc cao hơn do đó cần giảm liều dùng của một số thuốc tan nhiều trong nước.