bài thuốc cổ truyền
Rate this post

 

Bài thuốc ngân kiều tán

 

1, Thành phần của bài thuốc

Theo Y Dược học cổ truyền thì bài thuốc ngân kiều tán này bao gồm các vị:

Liên kiều 40gr

Ngân hoa 40gr

Khô cát cánh 24gr

Bạc hà 24gr

Trúc diệp 16gr

Sinh cam thảo 6gr

Kinh giới tuệ 16gr

Đạm đậu sị 20g

Ngưu bàng tử 24gr

2, Cách sử dụng:

Tất cả các vị trên cùng tán thành bột, mỗi lần uống 24gr, sắc với nước Vĩ căn đến khi mùi thơm bốc ra nhiều thì lấy ra uống, không nên  sắc  quá lâu. Thuốc vào phế là căn thì vị dược nhẹ nhàng, sắc nhiều thì vị đậm hơn, vào trung tiêu. Bệnh nặng thì khoảng 4 tiếng uống một lần ( ngày uông 3 lần, đêm uống một lần). Nhẹ thì khoảng 6 tiếng uống một lần  (ngày uống hai lần, đêm uồng một lần), bệnh không giải được lại cho uống nữa.

3, Công năng của bài thuốc: tân lương thấu biểu, thanh nhiệt giải độc.

4, Chủ trị: ôn bệnh mới phát, phát sốt không có mồ hôi hoặc ra không lưu lợi, hơi sợ gió lạnh, đầu nhức, miệng khát, ho, đau họng, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng, mạch phù sác.

thuốc đông y

 

5, Y nghĩa của bài thuốc :

Bài  này là bài thuốc tân lương giải biểu thường dùng: kim ngân hoa, liên kiều là thuốc thanh nhiệt giải độc, phối hợp với trúc diệp để tăng thêm công dụng thanh nhiệt; bạc hà, kinh giới, đậu sị là thuốc tân lương giải biểu nhẹ, trong đó kinh giới tuy thuộc vào thứ thuốc tân ôn nhưng ôn mà không táo, vận dụng phối hợp với thuốc tân ôn giải biểu thì có thể tăng thêm công dụng giải biểu; cát cánh, cam thảo, ngưu bàng tử dùng chung với nhau thì có thể tuyên phế giải biểu, trừ phong đàm lợi cổ họng.

Bài thuốc  này lấy ngân hoa, liên kiều mà gọi tên và liều dùng cũng nhiều hơn, thì biết là chú trọng vào việc thanh nhiệt giải độc, nhưng trong phương dùng chung với thuốc  thuộc nhóm giải biểu, tóm lại là thuộc vào bài thuốc vừa sơ tà vừa thanh nhiệt. NgôCCúc Thông tự gọi nó là: ” Bài thuốc tân lương bình thường”, có thể áp dụng rộng rãi với các chứng ôn bệnh khi mới phát, ngoại cảm phong nhiệt với biểu chứng và bệnh ở yết hầu. Như sởi mới mọc mà phát sốt cũng có thể dùng nó mà gia giảm cho thích đáng sẽ có tác dụng điều trị. Nếu bệnh thế hơi nặng vì phế khí không được tuyên thông, thấy có những biểu hiện thở gấp, cánh mũi phập phồng thì có thể hợp với bài ma hạnh cam thạch thang làm một phương để-thanh giải phế nhiệt, cũng thu được hiệu quả tốt.

Khi vận dụng trong lâm sàng, như ghé thấp tà mà thấy chứng vùng ngực và vi quản tức đầy thì gia thêm hoắc hương, uất kim là thuốc phương hương để hoá trọc tân dịch bị thương mà khát thì gia thiên hoa phân để sinh tần, phong nhiệt ủng tắc ỏ thương tiêu, gáy sưng, họng đau dữ thì gia mã bột, huyền sâm.

Phương này so sánh với bài tang cúc ẩm ở trên việc dùng thuốc đều dùng những vị liên kiều, bạc hà, cát cánh, cam thảo, nhưng phương này còn có thêm kim ngân hoa, trúc diệp, kinh giới, đậu sị, ngưu bàng tử để sơ phong giảị biểu, thanh nhiệt giải độc. Mà Tang cúc ẩm thì chỉ dùng những vị Tang diêp Cúc hoa, Hạnh nhân để sơ tán phong nhiệt, lợi phế chỉ ho. Theo đó có thể biết về phương diện sơ phong giải biểu và thanh nhiệt giải độc thì Tang cúc ẩm so với nó là nhẹ hơn, nhưng mạnh hơn về mặt lợi phế chỉ ho. Ngô Cúc Thông có nói: ” Chứng thái âm phong ôn, chỉ có ho, mình không nóng lắm, hơi khát nước thì dùng thuốc tân lương nhẹ, lấy bài tang cúc ẩm làm chủ”. Tiếp đó còn giải thích rằng: ” sợ bệnh nhẹ mà thuốc nặng ( chỉ vào Ngân kiều tán), cho nên mới lập ra phương thuốc nhẹ hơn”. Như thế, đối với việc vận dụng hai phương này vào điều trị bệnh đã chỉ ra những điểm khác nhau quan trọng.