bách hợp
5/5 - (1 bình chọn)

Phương thuốc  Bách hợp cố kim thang

                 Thành phần của bài thuốc:

Sinh địa     12gr

Qui đầu    12gr

Huyền sâm    12gr

Cam thảo   12gr

Bạch thược  12gr

Bối mẫu 12gr

Thục địa 16 gr

Cát cánh  10 gr

Mạch môn  12gr

Bách hợp 12gr

1, Công năng : bài thuốc có tác dụng  Dưỡng âm thanh nhiệt, nhuận phế hoá đàm.

2, Chủ trị: Bài thuốc này trị  các chứng phế thận âm hư, hư hoả bốc lên sinh ra hầu họng đỏ đau, ho khó thở, đờm vàng có máu, lòng bàn chân tay nóng, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.

3, Cách dùng : thang thuốc đem sắc uống ngày 2 lần.

 

4, Phân tích phương thuốc: Trong phương thuốc vị  Bách hợp, sinh địa dưỡng âm thanh nhiệt, tư nhuận phế thận, là chủ dược. Vị  Mạch môn hỗ trợ bách hợp nhuận phế chỉ khái. Vị Huyền sâm trợ giúp sinh địa tư thận, thanh nhiệt. Vị Đương quy, bạch thược dưỡng huyết hoà âm. Vị Bối mẫu, Cát cánh thanh phế hoá đàm. Vị Cam thảo điều hoà các vị thuốc, kết hợp với cát cánh có tác dụng lợi yết hầu là sứ.

5, Gia giảm vào phương thuốc:

     Nếu đờm nhiều thì  gia thêm vị Qua lâu, Hạnh nhân, Tang bạch bì.

     Nếu khạc ra máu, ho ra máu thì gia thêm vị  Mao căn, Tiên hạc thảo, Bạch cập.

     Nếu khí suyễn thì  gia thêm vị  Hạnh nhân, Tô tử.

     Nếu người có nhiệt rõ gia thêm vị Hoàng cầm, Tri mẫu, Ngư tinh thảo.

 

6, Ứng dụng lâm sàng của thang thuốc:

Trường hợp bệnh nhân có đờm nhiều gia  thêm vị  Qua lâu để thanh nhiệt hoá đờm.

Trường hợp ho ra máu nhiều gia thêm  vị  Mao căn, Ngẫu tiết, Nhọ nồi, Tiên hạt thảo để cầm máu.

Bài thuốc này có thể dùng đối với các chứng bệnh lao phổi,viêm phế quản mãn, giãn Phế Quản có hội chứng phế thận âm hư, ho ra máu.

Bài thuốc này ngọt hàn nờn trệ, những  trường hợp tỳ hư đại tiện lỏng không dùng

Trị chứng bụi phổi gia thêm vị Sa sâm,Thạch Hộc, Tang bì, Địa cốt bì, Tri mẫu,Uất kim, La bạc tử

Những lưu ý khi dùng thuốc:

+ Khi dùng cần phải chọn lựa loại thuốc tốt bài thuốc mới có hiệu quả điều trị.

+ Vị Bạch thược phản với vị Lê lô nếu dùng chung sẽ phát sinh chất độc rất nguy hiểm. Chính vì vậy không được dùng chung với Lê lô.

+ Vị Cam thảo phản với vị Hải tảo, Hồng đại kích, Cam toại và Nguyên hoa, gặp nhau sẽ sinh phản ứng nguy hiểm, trừ trường hợp đặc biệt phải xem xét thật kỹ thì mới dùng

+ Vị Huyền sâm phản nhau với vị Lê lô, nên bài này không được gia thêm vị Lê lô, gặp nhau sẽ sinh phản ứng nguy hiểm.

+ Vị Sa sâm phản nhau với vị Lê lô, nên bài này khi dùng  không được gia vị Lê lô, gặp nhau sẽ sinh phản ứng nguy hiểm.

+ Vị Bối mẫu phản vị Xuyên , Ô đầu, Phụ tử khi dùng chung có thể phát sinh phản ứng nguy hiểm cần chú ý khi sử dụng.

+ Vị Qua lâu phản vị Xuyên ô, Ô đầu, Phụ tử, Ô uế, Thiên hùng, nên khi dùng chung có thể phát sinh phản ứng nguy hiểm cần chú ý khi sử dụng.

+ Vị thuốc Uất kim kỵ với Đinh hương, khi dùng bài thuốc cần chú ý.

+ Vị thuốc thạch hộc kỵ Cương tàm, Ba đậu nên khi dùng phải chú ý.

+ Mao căn là Vị thuốc lợi tiểu mạnh nên kỵ thai, người có thai dùng thận trọng.

+ Vị thuốc Can khương rất nóng nên kỵ thai, người có thai dùng thận trọng.