tác dụng của rượu
Rate this post

 

Tác dụng của rượu

– Có nhiều loại rượu khác nhau và có độc tính cao hơn ethanol, đặc biệt là methanol

– Loại rượu  (hay cồn) dùng để uống có tên là rượu ethylic, hoặc ethanol hoặc ethyl alcohol, nó nhất thiết phải là loại rượu được sản xuất riêng và đạt tiêu chuẩn để uống.

– Các trường hợp ngộ độc rượu nặng và nguy hiểm là do ngộ độc các rượu khác mà không phải là ethanol, uống quá nhiều ethanol hoặc ngộ độc ethanol có chấn thương, biến chứng.

  1. Nguồn gốc của ethanol:

    – Ethanol được tạo ra bằng cách  lên men đường ( nguồn gốc duy nhất của loại ethanol dùng làm thực phẩm), cellulose hoặc từ tinh bột.- Nó có thể được tổng hợp hóa học trong công nghiệp.

    2. Công dụng:

    – Ethanol được dùng trong thực phẩm (rượu uống, bia, dấm,…) và nhiều mục đích khác nhau ( dùng để sát trùng, dung môi,…).

    3. Động học của ethanol:

    rượu

    – Ethanol dễ dàng được hấp thu qua đường tiêu hoá, 80% được hấp thu tại ruột non. Loại đồ uống, nồng độ rượu, và sự có mặt của thức ăn cũng làm thay đổi tốc độ hấp thu của nó. Nếu dạ dày rỗng, nồng độ đỉnh của ethanol đạt được sau khi uống là 30-60 phút.

    – Chuyển hoá chủ yếu tại gan, chỉ 2-15% ethanol được đào thải qua hơi thở, nước tiểu và qua da dưới dạng còn hoạt tính, không đổi. Sau uống, nồng độ ethanol có thể đạt mức trên 100 mg/dL, nồng độ này giảm khoảng 15-30 mg/dL/h. Thể tích phân bố của ethanol là 0,54 ± 0,05/kg, phân bố dễ dàng vào các môi trường có nước, dễ dàng qua hàng rào máu nào, tan rất ít trong mỡ và liên kết với protein  kém.

    – Hệ enzym quan trọng nhất trong gan tham gia chuyển hoá ethanol là hệ alcohol dehydrogenase ( khi bệnh nhân uống ít có thể chuyển hoá trên 80% ethanol). Ethanol được chuyển hoá thành acetaldehyde, sau đó thành acetate, trong quá trình chuyển hoá như vậy thì  NAD+ chuyển thành NADH. Lượng NADH tăng dẫn tới tỷ lệ NADH / NAD+ tăng, ức chế các phản ức phụ thuộc NAD+, ví dụ như: phản ứng tạo glucose. Acetate được chuyển thành acetyl coenzym A và  chất này sau đó tham gia vào chu trình axit citric, tổng hợp axit béo và hình thành thể xê tôn.

    4. Cơ chế tác dụng của ethanol

    Ethanol tăng cường tác dụng của gamma amino butyric acid (GABA), là một chất dẫn truyền thần kinh thuộc hệ ức chế, ở thụ thể GABA-A. Đồng thời ethanol ức chế cạnh tranh việc gắn glycin ở thụ thể của N-methyl-D-aspartate  (NMDA), ngăn cản dẫn truyền thần kinh thuộc của hệ glutaminergic (  kích thích). Tác dụng chính cuối cùng của ethanol là ức chế thần kinh trung ương.

    – Về tác dụng ức chế thần kinh trung ương, nồng độ tác dụng có sự khác nhau giữa người hay uống rượu và người không hay uống rượu, nhưng nói chung nồng độ tương quan với biểu hiện ngộ độc. Vì chức năng vỏ não ở phần trên bị ức chế trước nên ban đầu thường có giai đoạn kích thích nghịch thường là do thoát các ức chế ở các phần dưới. Với liều cao, ethanol như là một thuốc mê, gây hôn mê,gây rối loạn các chức năng tự động  ( tụt huyết áp, hạ thân nhiệt) và tử vong do ức chế hô hấp, truỵ tim mạch. LD 50 với người lớn khoảng từ 5-8g/kg, với trẻ em khoảng 3g/kg.