thuốc trừ sâu phospho hữu cơ
Rate this post

Contents

Điều trị ngộ độc thuốc trừ sâu phospho hữu cơ

1, Điều trị bằng thuốc giải độc đặc hiệu

1.1,  Atropin

– Dùng atropin để giải độc thuốc trừ sâu bằng cách: dùng tiêm tĩnh mạch 2 – 5mg  (TM) và  nhắc lại sau 5, 10 phút mỗi lần đến khi đạt được tinh trạng thừa atropin và giảm liều dần theo nguyên tắc dùng liều thấp nhất để đạt được dấu thấm và ngừng sử dụng atropin khi liều duy trì giảm tới 2mg/24 giờ.

– Khi dùng quá liều atropin sẽ  gây ra sốt, da nóng, thở rít, kích thích (sảng nhẹ), đồng tử giãn và mất phản xạ, khô chất tiết, trướng bụng, cầu bàng quang căng => khi đó ta ngừng đến khi hết ngộ độc; test lại atropine.

1.2,  Pralidoxime (PAM)

Đây là một thuốc giải độc đặc hiệu theo cơ chế trung hoà độc chất. Dùng ngay sau  khi có chẩn đoán xác định và phân loại lâm sàng.

– Nhiễm độc nặng: thì tiêm TM 1g trong 10 phút rồ  truyền TM 0,5 -1 g/giờ cho đến khi thấm atropin hoặc có kết quả ChE.

– Nhiễm độc mức độ trung bình: thì tiêm TM 1g trong 10 phút rồi truyền TM 0,5g/giờ cho đến khi thấm atropin hoặc có kết quả ChE.

– Mức độ nhẹ: thì  tiêm TM 0,5g trong 5 phút rồi truyền TM hoặc tiêm TM 0,25g/giờ.

• Điều chỉnh PAM theo kết quả ChE hoặc theo liều lượng atropin sử dụng

– Nếu lượng atropin > 5mg/giờ và/hoặc ChE < 10% giá trị bình thường tối thiểu thì  tiếp tục truyền 0,5g/giờ.

– Nếu lượng  atropin 2 – 5mg/giờ và/hoặc ChE 10 – 20% giá trị bình thường tối thiểu thì  tiếp tục truyền 0,5g/2 giờ.

– Nếu lượng  atropin 0,5 – 2mg/giờ và/hoặc ChE = 20-50 thì tiếp tục truyền 0,5g/4 giờ.

• Ngừng PAM khi atropin < 4mg/24 giờ, ChE > 50%.

• Chẩn đoán quá liều PAM và ngừng sử dụng PAM ngay khi:

+ Đang truyền với tốc độ > 0,5g/giờ.

+ Thấm atropin tốt với liều atrọpin thấp.

+ Xuất hiện liệt cơ (mới) hoặc liệt nặng thêm, hoặc tăng phản xạ gân xương, run cơ, máy cơ.

+ Tăng huyết áp hoặc trụy mạch.

+  ChE đang có khuynh hướng tăng lại giảm.

2, Các biện pháp hạn chế hấp thu chất độc

Ngộ độc qua đường hô hấp thì  đưa ngay bệnh nhân ra khỏi khu vực nhiễm độc, đặt nằm nơi thoáng gió. Nếu cần và khi có thể cho thông khí nhân tạo.

Ngộ độc đường da thì  cởi bỏ quần áo nhiễm độc chất. Rửa vùng da tiếp xúc độc chất với xà phòng cùng nước sạch.

Ngộ độc đường tiêu hóa thì  gây nôn nếu phát hiện sớm và bệnh nhân còn tỉnh, không có nguy cơ sặc vảo phổi. Rửa dạ dày nếu không gây nôn được, sau khi gây nôn vẫn nên rửa dạ dày. Lượng nước rửa chỉ nên hạn chế dưới khoảng 10 lít nhưng để bảo đảm sạch phải có than hoạt. Than hoạt 50gr pha cùng với 100ml nước bơm vào dạ dày trước khi rửa. 5 lít nước rửa đầu tiên cũng pha mỗi lít với 20g than hoạt. Bơm than hoạt mồi lần 0,5g/kg và Sorbitol mỗi thứ 1g/kg cân nặng, 6 lần và mỗi lần cách nhau 2 giờ. Nếu sau 24 giờ vẫn không đi ngoài ra than hoạt thì cho thêm sorbitol 1g/kg.

3, Bảo đảm hô hấp: 

– Thở oxy, đặt nội khí quản hút đờm dãi và thông khí nhân tạo nếu có suy hô hấp.

4, Bảo đảm tuần hoàn: 

-Truyền đủ dịch, nếu có tụt huyết áp sau khi đã bù đủ dịch cho thuốc vận mạch như  dopamin 5 – 15μg/ kg/phút…

5, Bảo đảm cân bằng nước và điện giải:

– Bệnh nhân rất dễ bị mất nước do nôn, tiêu chảy, không được ăn uống đù, do ngộ độc atropin hoặc ngược lại có thể bị thừa nước thậm chí ngộ độc nước do rửa dạ dày không đúng, hoặc do truyền dịch quá nhiều. Rối loạn nước thường kèm theo rối loạn điện giải, như vậy cần phải được điều chỉnh kịp thời.

6, Nuôi dưỡng:

– Cần bảo đảm 2000 Kcal cho bệnh nhân bằng cả đường tiêu hóa,đường truyền TM. Đối với bệnh nhân bị nhiễm độc đường uống ngày đầu tiên thường phải nuôi dưỡng hoàn toàn bằng đường TM do dùng than hoạt và thuốc tầy và phải kiêng mỡ, sữa.

– Chăm sóc toàn diện và vệ sinh thân thể, các hốc tự nhiên, giáo dục phòng bội nhiễm, khám tâm.