dương địa hoàng
Rate this post

 

Dược động học, áp dụng điều trị và ngộ độc thuốc digitalis

I, Dược động học của các digitalis

1, Hấp thu

Các thuốc có glycosid không ion hoá, được hấp thu qua ống tiêu hoa nằng phương pháp khuếch tán qua màng tế bào (dạ dày, tá tràng, ruột non): như vậy những  thuốc càng tan trong lipid nhiều, càng dễ khuếch tán do đó chúng hấp thu tốt hơn. Các thuốc chứa nhóm -OH của phần  genin là những chất ưa nước, làm hạn chế độ tan trong lipid của thuốc:

+ Digitoxin trong công thức chỉ  có một nhóm -OH tự do ở C14, nên rất dễ tan trong lipid, được hấp thu hoàn toàn khi uống.

+ Uabain có 5 nhóm OH  tự do trong công thức, do đó không thể hấp thu qua đường tiêu hoá, nên phải tiêm tĩnh mạch. Hiện nay đã không còn được dùng nữa.

Digoxin có 2 nhóm -OH tự do, được hấp thu qua đường tiêu hóa tốt hơn uabain, nhưng không hoàn toàn như digitoxin.

2, Phân phối

Thuốc càng dễ tan trong lipi thì càng dễ gắn vào protein huyết tương, song không vững bền và dễ dàng được giải phóng ra dạng tự do.

Glycosid gắn vào nhiều tổ chức trong cơ thể đặc biệt là tim, gan, phổi, thận, vì những cơ quan này được tưới máu nhiều; với cơ tim, thuốc gắn vững bền theo kiểu liên kết cộng hoá trị. Kali máu cao, glycosid ít gắn vào tim và ngược lại khi kali máu giảm, glycosid gắn nhiều vào timvà  dễ gây độc. Digitalis có thể qua được hàng rào rau thai và sữa mẹ.

3, Chuyển hoá

Digitoxin chuyển hoá hoàn toàn ở gan,và  digoxin 5%, còn uabain không chuyển hoá. Những phản ứng chuyển hoá quan trọng của digitoxin và digoxin là:

+  Thuỷ phân, mất dần phần đường, để cuối cùng cho gennin

+  Hydroxyl hoá genin ở vị trí 5-6 bởi micrôsôm gan

+  Epime hoá chuyển -OH ở vị trí 3 từ bêta sang alpha

+ Liên hợp với các acid glucuronic và sulfuric.

4, Thải trừ

Digitoxin và digoxin thải trừ chủ yếu qua thận và qua gan, ở những nơi đó, một phần thuốc được tái hấp thu, nên làm tăng tích lũy trong cơ thể. Uabain không bị chuyển hoá, thải trừ qua thận dưới dạng vẫn còn hoạt tính.

II, Áp dụng lâm sàng của digitalis

1, Chỉ định

+ Giãn tâm thất.

+ Nhịp nhanh và loạn.

+ Suy tim do tổn thương van.

2, Chống chỉ định

+ Nhịp chậm.

+ Nhịp nhanh tâm thất, rung thất.

+ Viêm cơ tim cấp (bạch hầu, thương hàn…)

+ Nghẽn nhĩ thất.

Không dùng cùng với các thuốc sau calci (nhất là khi tiêm tĩnh mạch), quinidin, thuốc kích thích adrenergic,
reserpin.

III,  Điều trị ngộ độc digitalis

Ngộ độc digitalis do tích luỹ thuốc hoặc uống quá liều, vì digitalis gắn rất chặt vào cơ tim, cho nên khi ngộ độc phải dùng thuốc ức chế gắn tiếp tục digitalis vào tim (kali), thải trừ calci là chất hiệp đồng tác dụng với digitalis trên cơ tim (EDTA) và các thuốc chữa triệu chứng loạn nhịp tim (diphenylhydantoin, thuốc phong toả bêta vv…)

KCl uống 20 đến 80mEq/L/ngày; hoặc 40 đến 60mEq/L chuyền tĩnh mạch trong 2-3 h đầu.
Truyền tĩnh mạch thì dễ kiểm tra, khi cần có thể ngừng ngay. Tuyệt đối không dùng khi bị suy thận.

Diphenylhydantoin có tác dụng làm tăng ngưỡng kích thích của tim, đối kháng với tác dụng điện tim của digital. Tiêm tĩnh mạch 125-250 mg trong 1-3 phút. Tác dụng nhanh và giữ được 4-6h. Có thể truyền lidocain 2mg trong 1 phút.

Nếu có nhịp chậm thì thêm atropin 0,5-1,0mg tiêm tĩnh mạch.

EDTA (acid etylen diamino tetraacetic) có tác dụng là  “gắp” calci ra khỏi cơ thể. Dùng khi mà kali và diphenylhydantoin không có chỉ định. Truyền tĩnh mạch 3,0g pha trong 200 ml glucose 5%.

Miễn dịch trị liệu kháng thuốc digoxin (antidigoxin immuno therapy). Hiện nay đã có thuốc giải độc đặc hiệu cho digoxin và digitoxin dưới dạng kháng thể, là các phân đoạn Fab tinh khiết từ kháng huyết thanh kháng digoxin ( antidigoxin antisera) của cừu ( DIGIBIND). Pha trong dung dịch nước muối và truyền tĩnh mạch trong 30 – 60 phút. Liều lượng tính theo nồng độ hoặc tổng lượng digoxin có bên trong cơ thể.