đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim
Rate this post

Contents

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU TRỊ BAN ĐẦU

đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim

1. Đánh giá lâm sàng

Các bệnh nhân nghi ngờ có hội chứng vành cấp phải được đánh giá nhanh chóng. Thầy thuốc cần trả lời hai câu hỏi là: Liệu các triệu chứng của bệnh nhân có phải là biểu hiện của hội chứng vành cấp không? Nếu đúng là như thế thì mức độ như thế nào và tiên lượng của bệnh nhân ra sao? Từ đó, thầy thuốc sẽ quyết định việc đieu trị sao cho tối ưu nhất. Trong thực hành thường ngày, người thầy thuốc gặp phải một số tình huống sau:
1.1. Trong trường hợp nhân viên y tế được bệnh nhân thông báo về các biểu hiện của hội chứng vành cấp qua điện thoại thì nên làm theo khuyến cáo sau 
Khuyến cáo về việc phân loại điều trị qua điện thoại
Khuyến cáo độ I:Các bệnh nhân nghi ngờ có hội chứng vành cấp thì không nên chỉ đánh giá qua điện thoại mà nên được đưa đến cơ sở có thầy thuốc khám xét và làm ĐTĐ 12 chuyển đạo.
1.2. Tại phòng khám cấp cứu hoặc cơ sở điều trị bệnh nhân ngoại trú
Khuyến cáo độ I:Các bệnh nhân nghi ngờ có hội chứng vành cấp với đau ngực kéo dài trên 20 phút, tình trạng huyết động không ổn định hoặc có ngất hoặc tiền ngất thì cần xem xét đưa ngay tới một phòng khám cấp cứu hoặc một đơn vị chuyên về bệnh động mạch vành. Đối với các bệnh nhân khác nghi ngờ có hội chứng vành cấp thì có thể tới một phòng khám cấp cứu, một đơn vị chuyên về đau ngực hoặc một cơ sở khám bệnh nhân ngoại trú.
1.3. Các câu hỏi cần phải đặt ra khi đánh giá ban đầu bệnh nhân
Hai câu hỏi luôn cần được đặt ra khi tiếp xúc ban đầu với bệnh nhân Đau thắt ngực không ổn định và Nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên là:
‒ Liệu các triệu chứng của bệnh nhân có phải là của hội chứng vành cấp do tắc ĐMV không?
‒ Nguy cơ của bệnh nhân như thế nào: tử vong, tiến tới Nhồi máu cơ tim (hoặc Nhồi máu cơ tim tái phát), đột quỵ, suy tim, biểu hiện thiếu máu cơ tim cục bộ tái phát, và các rối loạn nhịp nghiêm trọng…

2. Phân tầng nguy cơ sớm

Khuyến cáo về phân tầng nguy cơ sớm
Độ I
1. Đối với tất cả các bệnh nhân đau thắt ngực, cần xác định khả năng thiếu máu cấp do bệnh ĐMV ở bệnh nhân đó là cao, trung bình, hay thấp.
2. Các bệnh nhân có đau ngực cần được phân tằng nguy cơ sớm, tập trung vào triệu chứng đau ngực, khám lâm sàng, các biểu hiện trên ĐTĐ, và các men sinh học xuất hiện do tổn thương cơ tim.
3. Cần làm ĐTĐ 12 chuyển đạo ngay tức khắc (trong vòng 10 phút) ở các bệnh nhân tiếp tục đau ngực và làm càng sớm càng tốt đối với các bệnh nhân có đau ngực kiểu hội chứng vành cấp nhưng đã hết đau ở thời điểm khám xét.
4. Cần làm xét nghiệm các men sinh học của cơ tim ở tất cả các bệnh nhân đau ngực kiểu hội chứng vành cấp. Nên định lượng men Troponin đặc hiệu cho tim nếu có thể. Định lượng CK‒MB cũng có thể chấp nhận được. Đối với các bệnh nhân có xét nghiệm men sinh học của tim âm tính trong vòng 6h đầu kể từ khi có triệu chứng đau ngực thì cần làm xét nghiệm thêm một mẫu nữa trong khoảng thời gian 6h‒12h (ví dụ 9h sau khi có triệu chứng đau ngực).
Độ II
1. Đối với các bệnh nhân đến viện trong vòng 6h kể từ khi có triệu chứng đau ngực thì cần xem xét làm thêm xét nghiệm các men sinh học xuất hiện sớm (ví dụ myoglobin, hoặc các enzyme dưới nhóm của CK‒MB) bên cạnh xét nghiệm troponin của tim.
2. Cần định lượng thêm Protein C phản ứng (CRP) và các maker viêm khác.
Độ III
Xét nghiệm CK toàn phần (không có MB), aspartate aminotransferase (AST, SGOT), beta‒hydroxybutyric dehydrogenase, và/hoặc lactate dehydrogenase (LDH) để phát hiện tổn thương cơ tim ở các bệnh nhân đau ngực gợi ý hội chứng vành cấp.