Rate this post

Ánh sáng trị liệu là 1 hỗn hợp các bức xạ khác nhau, có bước sóng khác nhau, có bức xạ nhìn thấy được có bức xạ không. Đó là tất cả các bức xạ trong ánh nắng mặt trời.

Contents

1.Cơ chế tác dụng của ánh sáng

Cơ chế thần kinh

-da: da là cơ quan chịu tác dụng đầu tiên của ánh sáng, khi các bức xạ ánh sáng chiếu vào da, nhờ hệ thống cảm thụ trên bề mặt dầm các kích thích được phản ánh lên hệ thần kinh trung ương rồi ảnh hưởng đến cơ quan, hệ thống của cơ thể

-mắt: mắt là cơ quan hoàn chỉnh nhất để tiếp nhận ánh sáng từ môi trường, chúng phân tích các thành phần ánh sáng, tạo ra các xung động thần kinh dẫn lên não, giúp ta nhận biết môi trường xung quanh

Màu sắc và cường độ ánh sáng khác nhau có tác động khác nhau lên hệ thần kinh trung ương. Cường độ ánh sáng cao gây kích thích hệ thần kinh trung ương và cường độ ánh sáng thấp gây ức chế hệ thần kinh trung ương. Độ sáng thay đổi gây mỏi mắt và thần kinh

Cơ chế thể dịch

Khi ánh sáng chiếu vào da, chúng bị da hấp thụ, năng lượng của chúng được truyền cho tổ chức. Tùy theo bước sóng khác nhau mà có các hiện tượng khác nhau:

-bức xạ có bước sống dài: năng lượng chuyển thành nhiệt năng, làm nhiệt độ tại nơi tác động tăng lên, gây giãn mạch, tăng tuần hoàn, tăng dinh dưỡng…

-bức xạ có bước sóng ngắn: năng lượng gây ra hiệu ứng quang điện, chuyển protei phức tạp thành protein đơn giản, phá hủy acid nucleic và protid, làm mất hoạt tính 1 số men tạo sản phẩm trung gian hóa học…

Các thuốc loại Sulfamid làm tăng lượng pocphirin trong máu nên nếu dùng thuốc này mà chiếu ánh sáng vào da hoặc tắm nắng có thể rối loạn thần kinh.

2.Tử ngoại trị liệu

Là những bức xạ có bước sóng nằm trong khoảng 200-400nm

Tác dụng

-đỏ da: đỏ da xuất hiện sau chiếu tử ngoại 6-8 giờ, da sậm đỏ và đen.

Độ I: da đỏ nhẹ, không róc vẩy, hơi ngứa, mất sau 24 giờ

Độ II: đỏ nhiều, tróc da nhẹ, ngứa và rát bỏng, mất sau 2-3 ngày

Độ III: đỏ nhiều, ngứa rát, phù nề, mất sau 5-7 ngày

Độ IV: đỏ nhiêu, sưng phù, rát bỏng, nổi phỏng nước, mất sau 10 ngày

Ngoài ra độ đỏ còn tùy thuộc độ nhạy cảm từng người, cường độ bức xạ và thời gian chiếu. Vì thế trước khi điều trị cần đo liều sinh lí cho bệnh nhân

-đen da và dày lớp sừng biểu bì: đây là hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn. Khi chiếu tử ngoại vào da làm biểu bì tăng sinh chống sự xuyên sâu của bức xạ nên phải tăng liều chiếu ở lần sau

-tác dụng diệt khuẩn

-tác dụng lên hệ thần kinh: giảm căng thẳng, mệt mỏi

-tác dụng toàn thân như sinh tổng hợp vitamin D, tăng sức đề kháng

Chỉ định

-trẻ còi xương, chậm phát triển vận động

-trẻ bại não, đẻ non

-trẻ vàng da sinh lí kéo dài

-vết thương, vết thương lâu lành

Chống chỉ định

-sốt cao, suy kiệt

-người mẫn cảm với tử ngoại

-trẻ bại não có cơn động kinh

-viêm da, chàm giai đoạn cấp

3.Bức xạ hồng ngoại

là bức xạ có bước sóng 750-350.000 nm, khả năng xuyên sâu 3mm

Tác dụng

-trên tuần hoàn: làm giãn mạch, đỏ da, tăng tuần hoàn…

-trên thần kinh: có tác dụng giảm đau đồng thời làm mềm cơ và thư giãn thần kinh

-chống viêm: làm tăng quá trình thực bào nên có tác dụng chống viêm, chống nhiễm khuẩn

-khôi phục các mô tổn thương: thúc đẩy quá trình lên da non, kích thích tổ chức hạt thần kinh phát triển

Chỉ định

-đau do co thắt cơ, đau sau chấn thương, do ứ trệ tuần hoàn…

-chống viêm: các loại viêm cấp và viêm mạn…

-làm mềm cơ trước khi xoa bóp, vận động

Chống chỉ định

-sốt cao suy kiệt, say nắng

-chấn thương mới

-bệnh cấp tính: lao, suy tim…

-vùng da mất cảm giác tương đối