Rate this post

Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn Yersinia pertis gây ra với biểu hiện lâm sàng là tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc kết hợp với viêm hạch bạch huyết, trường hợp nặng gây viêm phổi và nhiễm khuẩn huyết.

Bệnh gây dịch chủ yếu ở động vật hoang dã đặc biệt là loài gặm nhấm, chủ yếu ở chuột, bọ chét đốt chuột sau đó truyền sang người

Contents

1.Dịch tễ

-mầm bệnh: Yersinia pertis là cầu trực khuẩn, không di động, không bắt màu gram; khi nhuộm giemsa bắt màu 2 đầu hình thoi phần giữa nhạt.

Vi khuẩn dễ bị tiêu diệt dưới ánh sáng mạt trời và sức nóng khô.

-nguồn lây: nguồn bệnh là các loại gặm nhấm hoang dã trong tự nhiên, người đang mắc bệnh dịch hạch hay vừa khỏi

-đường lây: lây qua trung gian truyền bệnh là bọ chét. Khi bọ chét hút máu chuột có nhiễm vi khuẩn rồi hút máu người làm vi khuẩn xâm nhập sang cơ thể và gây bệnh

bệnh có thể lây qua đường hô hấp và đường tiêu hóa hay qua da, niêm mạc.

-bệnh gây thành đại dịch, với ít nhất 3 vụ đại dịch lớn trên toàn cầu dược biết đến,cướp đi sinh mạng hàng nghìn người

2.Lâm sàng

*thể hạch: hay gặp nhất

-nung bệnh trung bình 2-5 ngày, không có triệu chứng lâm sàng

-khởi phát: đột ngột, bệnh nhân đột nhiên khó chịu, nhức đầu, chóng mặt, đau người, buồn nôn, sốt đôi khi rét run

tình trạng nhiễm độc tương ứng mức độ nặng nhẹ của bệnh: nhức đầu, vật vã, lờ đờ,mệt lả, sốt cao, đau tại nơi sắp nổi hạch…

-toàn phát:

+tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc: sốt cao liên tục, đôi khi thành cơn, có thể kèm rét run, mắt đỏ, môi khô lưỡi bẩn hơi thở hôi…

+xuất huyết da và niêm mạc như chảy máu cam, chảy máu lợi… nặng có xuất huyết nội tạng (nôn ra máu, rong kinh..)

+hô hấp: khó thở nhanh

+viêm hạch bạch huyết: viêm hạch khu vực có liên quan đến nơi bọ chét đốt. Thường xuất hiện vào ngày thứ 1-2 của bệnh sau khi sốt, tại nơi bọ chét đốt đã lành hoặc phỏng lên tạo chất lờ đục chứa đầy vi khuẩn dịch hạch, kèm viêm bạch huyết

Vị trí hạch viêm thường ở vùng đùi, bẹn, hạch nách, hạch cổ…

Hạch viêm sưng nóng đỏ đau, lúc đầu hạch di động, sau dính với nhau thành khối khó di động, màu hơi đỏ tía

Diễn biến: nếu điều trị sớm hạch nhỏ lại dần sau 7 ngày; nếu không điều trị sẽ gây nhiễm khuẩn huyết

*biến chứng:

-hạch vỡ mủ, loét sâu, hoại tử xung quanh

-rối lọa tinh thần

-viêm phổi, tràn dịch, tràn khí màng phổi

-viêm giác mạc, viêm mống mắt

-suy thận cấp…

thể nhiễm khuẩn huyết

có thể tiên phát hoặc thứ phát sau viêm hạch

Khởi phát đột ngột và kịch liệt với triệu chứng sốt cao, đau đầu, nôn nhiều, ỉa chảy, hốt hoảng, vật vã, da niêm mạc tím tái, thở nhanh, đái ít, bụng chướng… sau đó rơi vào trạng thái sốc nhiễm trùng nhiễm độc

dịch hạch thể phổi

tiên phát rất hiếm gặp

thời gian nung bệnh ngắn

triệu chứng thực thể nghèo nàn: gõ phổi bt hay hơi đục, rrpn nình thường, ít khi nghe được ral nổ 2 bên phế trường mà xuất hiện phù phổi

3.Điều trị

*dịch hạch thể nhẹ:dùng 1 loại kháng sinh uống

-Tetracycllin 30-50mg/kg/ngày x 7-10 ngày

-Cotrimoxazol 50mg/kg/ngày x 7-10 ngày

-Sulfadiazin 0,5g liều 2g/ngày

*thể trung bình: dùng phối hợp 2 kháng sinh 1 tiêm 1 uống:

Streptomycin 50mg/kg/ngày

Tetracycllin 50mg/kg/ngày

-trợ tim mạch

-nghỉ ngơi, bù nước, điện giải…

*thể nặng: phối hợp 3 kháng sinh 2 tiêm 1 uống

Streptomycin 50mg/kg/ngày (tiêm)

Chloramphenicol tiêm

Tetracycllin 50mg/kg/ngày (uống)

-bù nước điện giải

-chông toan huyết

-trợ tim mạch…

Copy ghi nguồn Dược Điển Việt Nam