Rate this post

Bệnh hạ cam là bệnh lây truyền qua đường tình dục do trực khuẩn Ducrey gây nên, người lành có thể mang vi khuẩn gây bệnh

Contents

1.Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh do trực khuẩn Ducrey gây nên, là vi khuẩn hình gậy, khi nhuộm bằng phương pháp Ziebl bắt màu đậm ở 2 đầu, nhạt ở giữa.

Vi khuẩn phát triển tốt trên môi trường nuôi cấy NIcolen và Benxin.

2.Đường lây truyền

Bệnh lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục, tiếp xúc trực tiếp với tổn thương khi có xây xát da, niêm mạc. Từ 1 tổn thương có thể tự lây ở bản thân bệnh nhân để hình thành nhiều tổn thương mới.

3.Triệu chứng lâm sàng

Thời gian ủ bệnh

Thời gian ủ bệnh trung bình là 1-3 ngày sau khi quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc trực tiếp với tổn thương và bị lây. biểu hiện là vết loét nhỏ vùng trung bì.

Triệu chứng cơ năng

Bệnh nhân đau tự nhiên hoặc khi sờ nắn, thăm khám và lấy bệnh phẩm xét nghiệm. Trong trường hợp viêm hạch đau nhiều hơn, bệnh nhân có sốt, mệt mỏi, đi lại khó khăn.

Tổn thương cơ bản

-săng hạ cam:

Đối lập cơ bản với săng giang mai, là vết loét sâu hình tròn kích thước đa dạng từ 0.5-1.5 mm đường kính.

Số lượng từ 1-2 hoặc nhiều hơn do tự lây truyền từ mủ của tổn thương ban đầu tới nơi khác

Đáy loét không đều, lỗ chỗ, chỗ này mẩn đỏ, chỗ khác có mủ

Bờ tổn thương rõ rệt nhưng không đều, nhìn kỹ thấy 2 vòng viền xung quanh, viền trong màu vàng và viền ngoài màu đỏ. sờ vào tổn thương thấy thành khối chứ không có cảm giác mỏng như đệm bìa ở săng giang mai

-vị trí loét thường ở bộ phận sinh dục. Nam giới tổn thương bao quy đầu dương vật, rãnh quy đầu, có thể ở miệng sáo, thân dương vật hay hậu môn; nữ giới thường thấy ở rãnh, nếp gấp âm hộ

-viêm hạch: hạch vùng lân cận thường viêm sau loét vài ngày hoặc do bệnh nhân không được điều trị sớm. Viêm cùng bên với loét, sưng, nóng, đỏ, đau, sau vài ngày hóa mủ. Nếu không chích tháo mủ hạch sẽ vỡ để lại lỗ dò chảy dịch quánh màu socola

-các thể lâm sàng của săng:

Dạng Herpes: nhiều loét nhỏ tụ thành chùm

Dạng loét khổng lồ: kích thước lớn

Săng phối hợp: thường phối hợp với săng giang mai do cùng lây bệnh

4.Tiến triển

Điều trị đúng phương pháp bệnh dễ khỏi, nếu không điều trị loét sẽ tồn tại dai dẳng vài tuần, vài tháng, có biến chứng loét sâu quảng.

5.Điều trị

Trực khuẩn Ducrey rất nhạy cảm với kháng sinh, đến nay chưa thấy hiện tượng kháng thuốc

-điều trị toàn thân:

Sulfamid 0.5g uống 6-8v/ngày x 7-10 ngày

Streptomycin sulfat 1g/ngày tiêm bắp x 7 ngày

Kết hợp điều trị nhiễm trùng bội nhiễm bằng kháng sinh nhóm Cephalosporin tiêm hoặc uống sẽ có kết quả tốt. Nếu có viêm hạch thì thời gian dùng kháng sinh kéo dài hơn

-tại chỗ: vệ sinh tốt, rắc bột Sulfamid