Rate this post

Bệnh tả là bệnh truyền nhiễm cấp tính đường tiêu hóa do phẩy khuẩn Tả (Vibrio Cholerae) nhóm huyết thanh 01, 0139 gây ra với biểu hiện lâm sàng là tiêu chảy dữ dội và nôn liên tục không tự kiềm chế được, nhanh chóng dẫn đến mất nước và điện giải, trụy tim mạch và tử vong nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Bệnh lây trực tiếp hoặc gián tiếp qua phân người bệnh và được xếp vào nhóm bệnh tối nguy hiểm, dễ gây thành dịch lớn.

Contents

1.Dịch tễ

Bệnh tả ghi nhận đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1862, sau đó xuất hiện nhiều vụ dịch tả diễn ra khắp cả nước. Tuy nhiên hiện nay, bệnh còn lưu hành chủ yếu ở khu vực phía Nam đồng bằng sông Cửu Long

-mầm bệnh: là phảy khuẩn tả Vibrio Cholerae hình dấu phảy, gram âm, có khả năng di động nhờ lông ở 1 cực, không sinh nha bào. chúng gây bệnh nhờ độc tố Choleratoxin

-nguồn bệnh: là người bệnh và người lành mang vi khuẩn

-đường lây: trực tiếp hoặc gián tiếp qua đường tiêu hóa

Sau mắc bệnh, tả để lại miễn dịch kém bền vững.

Dịch dễ bùng phát và lan rộng tại vùng dân cư có mức sinh hoạt thấp, điều kiện vệ sinh kém, môi trường ô nhiễm.

2.Triệu chứng lâm sàng

Thể điển hình

-thời kỳ nung bệnh rất ngắn, tối đa 5 ngày. đây là thời điểm không có biểu hiện lâm sàng

-thời kỳ khởi phát: khởi phát đột ngột bằng tiêu chảy phân lỏng mà không có tiền triệu

-thời kỳ toàn phát:

+tiêu chảy cấp: đi ngoài dễ dàng, không đau bụng, không mót rặn, số lần nhiều tới 30 lần/ngày. Phân toàn nước đục lờ, có nhiều hạt trắng xám như gạo, trong đó chứa phẩy khuẩn tả.; mùi tanh nồng

+nôn: xuất hiện sau tiêu chảy vài giờ, nôn dễ, không kìm được

+mất nước và điện giải: là hậu quả của nôn và tiêu chảy

Khát nước, mặt hốc hác, mắt trũng môi khô

Da khô nhăn nheo, độ đàn hồi da giảm hoặc mất (Caspe (+))

Co rút cơ do toan máu và hạ kali máu

Thiểu niệu rồi vô niệu

Mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt…

+bệnh nhân thường không sốt, người tỉnh nhưng nếu mất nhiều nước có thể mệt mỏi, lơ mơ

-thời kỳ lui bệnh: bệnh nhân hồi phục nhanh nếu điều trị kịp thời. Tiêu chảy ngừng sau 3-5 ngày.

Thể lâm sàng khác

-thể nhiễm khuẩn không triệu chứng

-thể tiêu chảy nhẹ

-thể tối cấp

-thể tả khô

-thể xuất huyết

-thể tả ở trẻ em

3.Triệu chứng cận lâm sàng

-xét nghiệm đặc hiệu:

Phân lập vi khuẩn tả trong phân hoặc chất nôn

Soi phân duới kính hiển vi nền đen

Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp

-xét nghiệm huyết học, sinh hóa khác:

Có tình trạng cô đặc máu

Điện giải đồ Na, Cl có thể giảm nhẹ

Toan hóa máu

Ure, Creatinin máu tăng, Glucose máu giảm

4.Điều trị

Bổ sung điện giải theo mức độ mất nước

-TH không mất nước: bổ sung dịch bằng dung dịch ORS uống tại nhà

<2 tuổi 50-100ml/ 1 lần tiêu chảy

2-9 tuổi 100-200ml/ 1 lần tiêu chảy

10 tuổi uống theo nhu cầu

-mất nước độ I,II: bù nước bằng ORS, trong 4 giờ đầu uống ít nhất bằng 7.5% P

Độ I 20ml/kg/4 giờ đầu

Độ II 80ml/kg/4 giờ đầu

Sau đó tùy tiến triển để xử trí

-mất nước độ III: điều trị tại viện, truyền nước với tốc độ nhanh

Trường hợp mất nước nặng có sốc

Phải truyền tĩnh mạch ngay lập tức, có thể phải truyền 2 đường tĩnh mạch với tốc độ nhanh

Tốt nhất truyền Ringer lactat hoặc Nacl 0,9%

Tốc độ truyền tính theo cách sau:

-trẻ từ 1 tuổi trở lên và người lớn truyền 100ml/kg/3 giờ trong đó 30ml/kg/ 30′ đầu; 70ml/kg/ 30′ tiếp

-trẻ<1 tuổi truyền 100ml/kg/5 giờ trong đó 30ml/kg/1 giờ đầu, 70ml/kg/5 giờ tiếp theo. cho uống thêm ORS 5ml/kg/giờ khi bệnh nhân uống được

Nếu vẫn mất nước nặng tiếp tục truyền tĩnh mạch 1 lần nữa.

Nếu hết choáng nhưng còn mất nước thì uống ORS 70-80ml/kg/4h

Bổ sung Kali khi dịch truyền không bổ sung Kali cần thiết

Kháng sinh giệt vi khuẩn, tránh lây lan

Điều trị triệu chứng khác