Rate this post

Bệnh thiếu vitamin B1 hay gọi cách khác là bệnh Beri-beri,hiện nay được coi là bệnh của thời đại văn minh chủ yếu nguyên nhân là do gạo say xát quá trắng.Bệnh đã xuất hiện từ những năm của thế kỉ VII nhưng mãi tới năm 1982 mới chứng minh được là nó liên quan đến chế độ dinh dưỡng.

Tại Việt Nam theo nghiên cứu thì năm 1916 có 988 người mắc và tăng rất cao vào năm 1936 là 35000 người,và năm 1987 là 9713 người bị bệnh. Vitamin B1 là thành phần của men cacboxylase, có vai trò quan trọng trong chuyển hóa glucid để tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động của cơ thể.Thiếu vitamin B1 dẫn đến quá trình chuyển hóa đường bị rối loạn,các mô không thể thực hiện oxy hóa được làm biến dưỡng, đe dọa các cơ quan phủ tạng nhất là nguy cơ thiểu dưỡng cho tim, não,gây suy tim cấp và có thể tử vong.

Contents

1.Nguyên nhân thiếu vitamin B1

  • Do chế độ ăn bị cung cấp thiếu: đây là nguyên nhân hay gặp nhất, có thể do người bệnh không thích ăn hoặc kiêng không ăn rau xanh và mỡ,chỉ ăn cơm mà hiện nay gạo đang được say xát quá kỹ với các món kho (cá kho, thịt kho…)mà nấu mặn làm giảm lượng vitamin B1 trong khẩu phần ăn.Trẻ trong thời kì bú mẹ cũng có thể mắc nêu như người mẹ không được cung cấp đủ B1 thì lượng vitamin B1 qua sữa mẹ cũng giảm.
  • Do nguồn vitamin B1 nội sinh bị giảm: vitamin B1 vốn được sản xuất tại đại tràng,nó có thể bị giảm nếu môi trường ở đại tràng bị thay đổi do sự lên men của thức ăn khi bị ứ đọng lại không tiêu.
  • Do niêm mạc ruột kém hấp thu:thường găp ở bệnh nhân bị tiêu chảy hoặc mắc các bệnh lý dạ dày
  • Do nhu cầu tăng cao nhưng chưa được cung cấp kịp như trong trường hợp bị sốt cao hoặc sau phẫu thuật,sau khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
  • Do các nguyên nhân khác: như mắc các bệnh lý tại gan làm suy giảm chức năng gan khiến vitamin B1 dự trữ tại đây giảm xuống, ngoài ra vitamin B1 là loại tan trong nước nên nó dễ bị đào thải ra ngoài bằng nước tiểu nên nó dễ dàng bị đào thải nhiều nếu như dùng thuốc lợi tiểu hay dùng nhiều bia rượu

2.Triệu chứng lâm sàng:

  • hay gặp ở trẻ 2-3 tháng tuổi do mẹ kiêng quá nên thiếu vitamin b1
  • Triệu chứng xuất hiện sớm như:quấy khóc, bỏ bú, táo bón, nôn,mệt mỏi, thờ ơ
  • Giai đoạn sau thường xuất hiện với 4 thể lâm sàng :
    • Thể tim mạch:hay gặp ở trẻ bụ bẫm,bú mẹ với triệu chứng đột ngột của hội chứng suy hô hấp( khó thở, tím tái) và có biểu hiện của sốc( chân tay lạnh,toát mồ hôi, mạch nhanh 160-180 lần/phút, gan to).X-quang:tim to chủ yếu bên phải, điện tâm đồ có sóng T đảo ngược.Bệnh không đáp ứng với thuốc trợ tim nhưng khi dung vitamin B1 tiêm bắp thì hồi phục nhanh.Thường xảy ra ở trẻ có mẹ bị thiếu vitamin B1-có biểu hiện là tê phù hai chân,đi lại khó,da xanh
    • Thể thần kinh: hay gặp ở trẻ lớn.Có thể có biểu hiện kích thích,vật vã,co giật, liệt dây thần kinh sọ(mất tiếng, nhìn mờ….),liệt nhẹ hai chi dưới
    • Thể mạn tính:hay gặp ở trẻ ăn thức ăn nhân tạo.Thường có triệu chứng:chán ăn,chậm lớn, quấy khóc,rối loạn tiêu hóa, chậm phát triển vận động
    • Thể tiềm tàng:ít có triệu chứng chỉ phát hiện ra khi làm xét nghiệm thấy thiamin nước tiểu giảm,acid pyruvic trong máu tăng

3. Chẩn đoán:

-Dựa vào triệu chứng cân lâm sàng

-Dựa vào chế độ ăn của mẹ và con

-Điều trị thử bằng vitamin B1

-Xét nghiệm thiamin trong nước tiểu giảm(bình thường 30mg/ngày). Xét nghiệm máu thấy acid pyruvic tăng cao( bình thường 0,5-1mg/100ml)

4. điều trị

  • Cần cho trẻ ăn chế độ ăn giàu vitamin B1 ( thịt nạc, lòng đỏ trứng gà,gan, các hạt ngũ cốc, đậu đỗ..) không nên cho ăn quá nhiều sữa bột, nếu mẹ đang cho con bú mà thiếu thì cần bổ sung ngay bằng cho ăn đầy đủ các chât hoặc uống 1-2 viên vitamin b1/ ngày
  • Cho trẻ uống vitamin B1 10mg/ngày liên tục trong 4-6 tuần
  • Thể tim mạch thì cần tiêm ngay tĩnh mạch liều 100mg vitamin B1

5. phòng bệnh

  • tư vấn cho các bà mẹ đang mang thai và cho con bú về chế độ ăn thế nào là hợp lý và những kiến thức về bệnh thiếu vitamin B1
  • Thực hiện nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, và sử dụng phối hợp đủ các loại thức ăn trong vuông thức ăn
  • Phát hiện sớm và điều trị kịp thời khi có biểu hiện của thiếu vitamin B1.
  • Phòng nguy cơ thiếu thì cho trẻ uống 0,5-1mg vitamin b1/ngày