Rate this post

Bệnh tuyến giáp

Khi có thai, việc chẩn đoán bệnh tuyến giáp khá phức tạp vì kích thước tuyến giáp gia tăng, tăng mức bắt giữ iod phóng xạ, tăng chuyển hóa cơ bản và tăng globulin gắn thyroxine trong khi có thai bình thường: các nồng độ hormon T3, T4 trong huyết tương cao, song nồng độ hormone T3, T4 tự do và hormone hướng tuyến giáp TSH vẫn ở mức bình thường, còn mức bắt giữ T3 ở mức giảm năng giáp. Nhiễm độc giáp ở người mẹ xuất hiện với tần suất khoảng 1/500 lần khi có thai. Chẩn đoán có thể gặp khó khăn vì cung lượng tim tăng, nhịp tim nhanh, da nóng, người bệnh không chịu được nóng là điển hình khi có thai đều có thể giống ưu năng giáp. Những triệu chứng nghi ngờ cường giáp ở một phụ nữ có thai là bao gồm trị số hormon T4 trên 154 mmol/l với mức bắt giữ hormonT3 trong phạm vi tuyến giáp bình thường. Những phụ nữ có thai có thể chịu được mức ưu năng tuyến giáp nhẹ không khó khăn gì, và nhiễm độc giáp không làm tăng tỉ lệ chết thai nhi. Có thai cũng không khiến nhiễm độc giáp nặng thêm: vì ưu năng tuyến giáp dễ được kiểm soát hơn trong lúc có thai. Việc điều trị nhiễm độc giáp khi có thai đặt ra vấn đề phải cân nhắc giữa điều trị nội khoa với điều trị ngoại khoa. Thuốc đường dùng ưu tiên là propylthiouracin, là vì methimazole có thể gây bất sản da ở thai nhi. Trong quá trình điều trị, nồng độ hormone T4 ở người mẹ phải duy trì ở giới hạn trên của mức bình thường, dùng propylthiouracin liều càng thấp càng tốt. Vì thuốc này vượt qua được rau thai và ngăn chặn quá trình tổng hợp thiroxine của thai nhi nên đôi khi xuất hiện bướu giáp do kích thích của hormone hướng tuyến giáp TSH của thai nhi. Nếu đặt vấn đề phẫu thuật để điều trị nhiễm độc giáp thì trước khi mổ phải dùng propylthiouracin để kiểm soát tình trạng cường giáp. Phải tiến hành điều trị về tình trạng bình giáp mới tiến hành phẫu thuật.

Giảm năng tuyến giáp khi có thai phải được điều trị bằng hormone thay thế như trong trường hợp không có thai.

Các rối loạn chuyển hóa canxi

Bình thường khi có thai, canxi huyết thanh giảm vì lý do giảm nồng độ albumin huyết thanh, song nồng độ canxi ion hóa vẫn không thay đổi. Các nồng độ hormone cận giáp gia tăng khi có thai mà không làm thay đổi mức thanh lọc photphat. Sự gia tăng hormone cận giáp này có thể là nguyên nhân khiến nồng độ 1,25 hydroxy vitamin D tăng khi có thai, làm gia tăng hấp thu canxi tại ruột và gia tăng canxi niệu.

Mức bài xuất canxi qua nước tiểu khoảng chừng 7,5 mmol/ngày (khoảng 300 mg/ngày) so với 2,5 mmol/ngày (100 mg/ngày) ở những phụ nữ không có thai, và sỏi đường tiết niệu có thể xảy ra khoảng 1/2000 lần khi có thai. Khi xuất hiện ưu năng tuyến cận giáp với tăng canxi máu xảy ra trong lúc có thai thì trẻ sơ sinh có thể biểu lộ cơn tetani vì lý do chế tiết hormone cận giáp của thai nhi bị ngăn chặn.