Rate this post

Contents

I. Đại cương

Bướu cổ đơn thuần là một u lành giáp trạng, do phì đại và quá sản tuyến sinh ra. Bướu đơn thuần, còn gọi là bướu không độc, gồm hai loại:

  • Bướu lẻ tẻ: còn gọi là bướu cổ do phản ứng. Bướu sinh ra do tăng yêu cầu của cơ thể, trong các giai đoạn sinh lý, xảy ra thường ở nữ: khi dậy thì, lúc có thai, lên sữa và tiền mãn kinh. Bướu này không do thiếu iod, thường thấy ở các thành phố và chỉ chiếm tỉ lệ thấp, dưới 10% trong tổng số dân số vùng đó.
  • Bướu cổ địa phương: là loại bướu cổ gặp ở những vùng mà địa tầng không cung cấp đủ iod trong thức ăn của người. Do đó dân ở các vùng này mắc bướu cổ tỷ lệ cao thường trên 10%, có khi tới 50-60% dân số bị bướu cổ.

II. Bệnh sinh của bướu cổ địa phương

1. Thiếu sót trong chế độ ăn

a. Do giảm iod trong chế độ ăn: (đồng thời giảm vitamin A,C, thiếu porotid và phosphat).

Theo tài liệu Vinogradow lượng iod của một người đàn ông mỗi ngày như sau: 70μg từ thức ăn thực vật: rau, quả; 40μg từ thịt; 5μg từ nước

Mỗi ngày ta cần khoảng 120mg iod mà thực vật là nguồn cung cấp chủ yếu. Mà thực vật lại lấy iod từ đất. Do đó ở vùng nào mà đất chứa iod thì sẽ cung cấp cho cây cỏ, súc vậy, con người. Khi thiếu iod các chất sinh bướu hoạt động mạnh hơn.

b. Ăn phải các chất sinh bướu:

Loại bướu này do ăn phải một số chất như thiocarbamid (là kháng giáp tự nhiên)

Astwood và cộng sự đã nghiên cứu một cách rộng rãi các nguồn cây cỏ có hợp chất sinh bướu này: loại củ cải vàng, có thể tách ra một chất sinh bướu là 1-5 vinyl – 2 – thioxazomlidon. Chất này cũng thấy ở xu hào, bắp cải.

Các chất sinh bướu không ở trạng thái tự do mà thường gắn vào một chất rồi nhờ 1 enzym, myroxin. khi cần thì tách ra khỏi chất gắn đó. trong tình trạng gắn nó được mang tên là progoitrin đó là các thioglucosit. Dù ăn uống sống hay đã nấu chín chất progoitrin đều có thể bị bướu vì chất đó vẫn có khả năn biến thàn goitrin.

c. Một số ion vô cơ:

Trong một số bùng, đặc biệt ở vùng núi, dân vùng nước suối chứa nhiều ion vô cơ có thể dễ sinh bướu: Ca++, K+, Fluo, SNC trong đó ion Ca++ có ảnh hưởng tới sinh bướu nhiều nhất. Các ion này sinh bướu cả khi trong chế độ ăn có đủ iod nhưng nó ảnh hưởng quan trọng trong điều kiện thiếu iod, như vậy thiếu iod vẫn là nguyên nhân chủ yếu.

2. Bướu do tuyến giáp không tiếp nhận iod

Lượng iod cung cấp đủ nhưng tuyến giáp không tiếp nhận iod, đưa tới hậu quả  là rất ít iod trong giáp trạng. Sự cản trở nhu nhận iod này do một chất là thiocyanat, chất này cản trỏe một loại men dùng để chuyên trở iod.

Bướu này dùng iod không có kết quả, phải điều trị bằng hormon giáp trạng.

3. Bướu do thiếu enzym

Nhiều enzym tham gia vào quá trình tổng hợp nội tiết tố giáp trạng, nên thiếu một trong các men này sẽ gây ra quá sản và sinh bướu.

4. Tình trạng thiếu vệ sinh

Yếu tố thiếu vệ sinh được Mc.Carrison nhấn mạnh. Đất bẩn, nước uống và thức ăn thiếu vitamin và đơn điệu dễ sinh bướu.

Người ta có thể gây bướu cho chim bồ câu trong điều kiện thiếu vệ sinh. Cá sống ở vùng nước bẩn dễ sinh bướu. Dân sống vùng hạ lưu, nguồn nước bẩn dễ bị bướu hơn thượng nguồn.

III. Phòng và điều trị bướu cổ

1. Phòng bướu cổ địa phương

Các phương pháp phòng bướu cổ địa phương thường không tách khỏi tác dụng điều trị bằng chính các phương pháp phòng nó.

Chủ yếu là tìm cách đưa lượng iod cần thiết theo nhu cầu hàng ngày cho toàn dân vùng bị bướu cổ địa phương. Có nhiều các đưa iod cho người bệnh:

  • Viên IK: 5mg, tuần lễ uống 1 viên.
  • Iod dưới dạng dầu: tiêm bắp 3 tháng 1 lần, hoặc 6 tháng 1 lần tùy theo hàm lượng thuốc uống. Dưới dạng dầu, iod có thể ở trong người hàng 3 đến 6 tháng.

Nhưng tốt nhất và sinh lý nhất là trộn muối iod ở vùng nhiệt đới, lượng iod cần nhiều hơn: 15-16mg/kg muối.

2. Điều trị bướu cổ địa phương và bướu cổ lẻ tẻ

a. Nội khoa

Với các bướu cổ độ II, III, các bướu nhân, điều trị nội khoa ít có kết quả.

Với bướu cổ độ I, cách tốt nhất là dùng hormon giáp trạng với liều sinh lý. Dùng iod có thể làm bướu to thêm nếu dùng liều quá mạnh. Có thể cho một trong các loại sau:

  • T4: 0,1mg mỗi ngày
  • T3: 20mg mỗi ngày

Thyroxin và T4 tác dụng chậm và kéo dài, thời gian bán hủy là 7-8 ngày, do đó thường dùng 4-5 ngày mỗi tuần. Phải dùng 2-3 tháng mới có kết quả.

Với loại bướu cổ lẻ tẻ, dùng T3 có kết quả hơn. Loạn này không nên dùng iod.

Khi bướu đã ở độ II, III hoặc bướu nhân dùng nội khoa không có kết qua, phải phẫu thuật khi bướu quá to gây chèn ép các tạng lân cận.

b. Ngoại khoa

Với các bướu to có thể cắt bỏ và cũng ít biến chứng sau mổ. Các biến chứng sau mổ thường gặp là:

  • Cắt phải dây quặn ngược gây nói khàn hoặc mất tiếng hoàn toàn.
  • Cắt phải tuyến cận giáp gây hạ calci máu và cơn têtani.
  • Cắt gần hết tuyến gây suy giáp.