Trong y học cổ truyền, suy tim là bệnh lý thuộc phạm vi các chứng tâm quý, chính xung, khái suyễn, hư lao, thuỷ thũng...
Rate this post

Trong y học cổ truyền, suy tim là bệnh lý thuộc phạm vi các chứng tâm quý, chính xung, khái suyễn, hư lao, thuỷ thũng… Nguyên nhân do mắc bệnh về tim mạch, basedow., thiếu vitamin B1, thiếu máu… tất cả nguyên nhân này kéo dài sẽ làm suy kiệt tâm âm, tâm dương, khí huyết, kéo theo rối loạn chức năng các tạng tỳ, phế, thận, tâm.

Trong y học cổ truyền, suy tim là bệnh lý thuộc phạm vi các chứng tâm quý, chính xung, khái suyễn, hư lao, thuỷ thũng…

Cần phân loại rõ các triệu chứng suy tim để đưa ra các bài thuốc chữa bệnh thích hợp.

Contents

1. Chữa suy tim do các nguyên nhân bệnh gây ra:

  • Phương pháp chữa: kiện tỳ vị, hoạt huyết, lợi niệu.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: đảng sâm: 20g, bạch truật: 16g, đan sâm: 16g, trạch tả: 16g, ý dĩ: 16g, xuyên khung: 16g, ngưu tất: 16g, mộc thông: 16g, sa tiền: 16g.

Bài 2: gồm: hoàng kỳ: 20g, bạch truật: 20g, đảng sâm: 20g, bạch thược: 16g, đương quy: 16g, xuyên khung: 16g, ngưu tất: 16g, đan sâm: 16g, tỳ giải: 16g, phục linh: 12g, trạch tả: 12g.

Ngoài ra có thể phối hợp châm chiên trung, nội quan, túc tam lý.

2. Chữa suy tim theo phân loại triệu chứng:

a. Thể khí âm hư:

  • Triệu chứng: choáng, mệt mỏi, khó thở, suyễn, hồi hộp, tự hãn hoặc đạo hãn, hai gò má đỏ, chất lưỡi đỏ, mạch kết đại.
  • Phương pháp chữa: ích khí liễm âm. Trường hợp khí huyết đều hư thì bổ khí huyết.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: bạch truật: 20g, ý dĩ: 20g, hoài sơn: 20g, kỷ tử: 20g, đan sâm: 20g, đảng sâm: 16g, mạch môn: 16g, sa sâm: 16g, trạch tả: 16g.

Bài 2: bài “Sinh mạch thang gia giảm” gồm: đảng sâm: 20g, mạch môn: 20g, ngũ vị tử: 20g, cam thảo: 6g. Trường hợp có sung huyết gây khó thở tức ngực thì thêm đào nhân: 8g, hồng hoa: 8g, đan sâm: 16g; trườg hợp ho ra máu thêm cỏ nhọ nồi sao đen: 20g, trắc bách diệp: 20g.

Bài 3: bài “Sinh mạch thang” gia thêm nếu khí huyết hư gồm: thục địa: 16g, đương quy: 12g, bạch thược: 12g, đan sâm: 12g.

Ngoài ra có thể phối hợp châm bổ tại các huyệt tâm du, tỳ du, phế du, thận du, túc tam lý, tam âm giao, nội quan.

b. Thể tâm dương hư:

  • Triệu chứng: hồi hộp, khó thở không nằm được, phù toàn thân, tiểu ít, tự hãn, tay chân lạnh, chất lưỡi dính có nhiều điểm ứ huyết, mạch trầm tế kết đại.
  • Phương pháp chữa: ôn dương hoạt huyết lợi niệu.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: đan sâm: 16g, ý dĩ: 16g, ngưu tất: 16g, phụ tử chế: 12g, bạch truật: 12g, trạch tả: 12g, can khương: 6g, nhục quế: 4g.

Bài 2: bài “Chân vũ thang gia giảm” gồm: đan sâm: 16g, bạch truật: 16g, phụ tử chế: 12g, phục linh: 12g, đương quy: 12g, sa tiền tử: 12g, can khương: 6g, cam thảo: 6g, nhục quế: 6g.

Ngoài ra có thể phối hợp châm các huyệt quan nguyên, khí hải, tam âm giao, túc tam lý, tâm du, tỳ du, thận du.

c. Thể âm dương khí huyết đều hư:

Gặp trong trường hợp suy tim toàn bộ, bệnh đã nặng.

  • Triệu chứng: mệt mỏi, khó thở nhiều, sắc mặt trắng, tay chân lạnh, tự hãn, phì toàn thân, tiểu ít, mạch kết đại tế.
  • Phương pháp chữa: ích khí dưỡng âm, ôn dương hoạt huyết.
  • Các bài thuốc: 

Bài 1: bài “Độc sâm thang” gồm: nhân sâm: 8g. Sắc uống ít một trong ngày.

Các bài thuốc hay chữa suy tim

Bài 2: bài “Sinh mạch tán” gồm: nhân sâm: 8g, ngũ vị tử: 8g, mạch môn: 8g, cam thảo: 6g. Đem sắc uống trong ngày.

Bài 3: bài “Sâm phụ thang” và “Sinh mạch thang gia giảm” gồm: đan sâm: 16g, long cốt: 16g, hoàng kỳ: 12g, phụ tử chế: 12g, ngũ vị tử: 12g, mạch môn: 12g, đương quy: 12g, trạch tả: 12g, sa tiền tử: 12g, nhân sâm: 8g, hồng hoa: 8g, đào nhân: 6g.

Ngoài ra có thể phối hợp cứu tại các huyệt quan nguyên, khí hải, túc tam lý, tam âm giao.