Rối loạn thần kinh tim thuộc phạm vi chứng chính xung trong y học cổ truyền
Rate this post

Rối loạn thần kinh tim thuộc phạm vi chứng chính xung trong y học cổ truyền. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây nên: rối loạn thần kinh chức năng, thiếu máu, bệnh về tim mạch, thiều B1…

Rối loạn thần kinh tim thuộc phạm vi chứng chính xung trong y học cổ truyền
  1. Contents

    Thể tâm huyết hư:

Thường gặp ở người mắc bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể…

  • Triệu chứng: tim đập nhanh, hồi hộp, ít ngủ, trằn trọc hoặc nằm mê man, chất lưỡi đỏ, mạch tế nhược, sắc.
  • Phương pháp chữa: dưỡng huyết, kiện tỳ an thần.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: bố chính sâm: 20g, hạt sen: 12g, củ mài: 12g, hà thủ ô: 12g, rau má: 12g, quả dâu chín: 12g, long nhãn: 12g, táo nhân: 8g, bá tử nhân: 8g.

Bài 2: bài “Quy tỳ thang” gồm: đảng sâm: 12g, bạch truật: 12g, hoàng kỳ: 12g, đương quy: 8g, viễn chí: 8g, táo nhân: 8g, long nhãn: 8g, phục linh: 8g, đại táo: 8g, mộc hương: 6g.

Ngoài ra có thể phối hợp châm bổ hoặc cứu tại các huyệt tâm du, cao hoang, can du, nội quan, thần môn, tam âm giao.

2. Thể âm hư hỏa vượng:

Gặp ở người mắc bệnh rối loạn thần kinh chức năng, cao huyết áp, rối loạn tiền mãn kinh…

  • Triệu chứng: hồi hộp, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, ù tai, lòng bàn tay chân nóng, mặt đỏ, triều nhiệt, đái đỏ, họng khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác.
  • Phương pháp chữa: tư âm giáng hỏa. Trường hợp âm hư dương xung thì thêm thuốc bìhh can tiềm dương.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: thiên môn, mạch môn, huyền sâm, bá tử nhân, thạch hộc, thục địa, bố chính sâm, hạt sen, hà thủ ô, mỗi vị 12g; táo nhân: 8g.

Bài 2: bài “Thiên vương bổ tâm” gồm: đan sâm, sa sâm, thiên môn, mạch môn, thục địa, long nhãn, đảng sâm, mỗi vị 12g; toan táo nhân, viễn chí, bá tử nhân, mỗi vị 8g; ngũ vị tử: 6g. Sắc uống 1thang/ngày hoặc tán bột uống 20-30g/ngày.

Ngoài ra có thể phối hợp châm bổ tại các huyệt trên, thêm thận du, thái khê, thái xung.

3. Dương hư:

Gặp ở người già, suy nhược thần kinh thể hưng phấn giảm, xơ cứng động mạch.

  • Triệu chứng: hồi hộp, đau mỏi lưng gối, chân tay lạnh, sợ lạnh, ăn ngủ kém, tiểu tiện trong dài, mạch trầm tế nhược hoặc huyền tế.
  • Phương pháp chữa: ôn dương an thần.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: hoài sơn: 16g, thục địa: 12g, hạt sen: 12g, trạch tả, liên nhục, phụ tử chế, táo nhân: mỗi vị 8g, nhục quế: 6g.

Bài 2: bài “Lục vị hoàn” thêm phụ tử chế: 8g, nhục quế: 6g.

Bài thuốc cổ phương “Lục vị hoàn”

Ngoài ra có hiện tượng là do tỳ dương hư hàn ẩm nghịch lên gây chứng bệnh, phải dùng phép thông dương tiêu ẩm. Dùng bài “Phục linh thang gia giảm”.

Có thể phối hợp cứu tại các huyệt quan nguyên, khí hải, tam âm giao, thận du, tỳ du, tâm du.

4. Sang chấn tinh thần đột ngột:

  • Triệu chứng: hốt hoảng lo sợ,ăn ngủ kém, hay bị bóng đè, mạch huyền hoạt.
  • Phương pháp chữa: trấn kinh an thần.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: bán hạ chế, trần bì, chỉ thực: mỗi vị 8g; gừng, trúc nhự: mỗi vị 6g; cam thảo: 12g.

Bài 2: bài “Quế chi gia long cốt, mẫu lệ thang” gồm: long cốt: 20g, mẫu lệ: 16g, bạch thược: 10g, quế chi: 6g, cam thảo: 6g, gừng: 4g, đại táo: 3 quả.

Ngoài ra có thể phối hợp châm tại các huyệt thái xung, tam âm giao, nội quan, thần môn.