Lục vị địa hoàng thang gia giảm
Rate this post
Theo y học cổ truyền, thiếu máu là bệnh thuộc phạm vi chứng huyết hư, hư lao…

Contents

2. Chữa thiếu máu do thiểu năng tạo máu của tủy xương:

Thiểu năng tạo máu của tủy xương có thể được biểu hiện trên lâm sàng như thiếu máu, chảy máu, nhiễm trùng, suy tim,… Điều trị nguyên nhân này theo y học cổ truyền có thể hiệu quả tốt đối với các trường hợp nhẹ, kéo dài; còn các trường hợp nặng thì cần phải kết hợp với các phương pháp khác của y học hiện đại.

Trong đông y được chia thành 4 loại và cần xác định đúng loại để có bài thuốc phù hợp nhất.

a. Thể khí huyết đều hư:

  • Triệu chứng: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp, thở ngắn gấp, đánh trống ngực, da xanh, chất lưỡi nhạt, mạch nhu tế, sác.
  • Phương pháp chữa: bổ khí huyết.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: hà thủ ô: 100g, đinh lăng: 100g, thục địa: 100g, hoàng tinh: 100g, tam thất: 20g. Đem tán nhỏ thành bột, sắc uống 100g/ngày.

Bài 2: theo cổ phương có thể sử dụng các bài “Tứ vật thang gia giảm”, “Quy tỳ thang”, “Bổ trung ích khí thang”, “Bát trân thang”. “Đương quy bổ huyết” gồm: đương quy: 8g, hoàng kỳ: 40g, uống 1 thang/ngày.

Ngoài ra có thể phối hợp châm các huyệt cao hoang, cách du, tỳ du, túc tam lý…

b. Thể can thận âm hư:

  • Triệu chứng:choáng, hoa mắt, đau mỏi lưng gối, lòng bàn tay chân nóng, hồi hộp di tinh, kinh nguyệt không đều, 2 gò má đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng, có thể có chảy máu chân răng, chảy máu cam, chảy máu dưới da, mạch huyền tế, sác.
  • Phương pháp chữa: bổ can thận âm.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: bài “Tạo huyết số 1” gồm: hà thủ ô: 20g, ba kích: 20g, thỏ ty tử: 20g, cỏ nhọ nồi: 20g, thiên môn: 20g, nhục thung dung: 20g, sơn thù: 12g, kỷ tử: 12g, thục địa: 40g.

Bài 2: bài “Cao trâu cổ” gồm: trâu cổ, đỗ đen sao, đường trắng. Đem nấu thành cao uống một lượng tương đương 20-40g trâu cổ một ngày.

Bài 3: bài “Lục vị địa hoàng thang gia giảm” gồm: thục địa: 16g, cỏ nhọ nồi: 16g, sơn thù: 12g, hoài sơn: 12g, mai ba ba: 12g, ngẫu tiết: 12g, rễ cỏ gianh: 12g, trạch tả: 8g, phục linh: 8g, đan bì: 8g. Sắc uống 1 thang/ngày.

Lục vị địa hoàng thang gia giảm

Ngoài ra có thể phối hợp châm bổ các huyệt như trên.

c. Thể tỳ thận dương hư:

  • Triệu chứng: hoa mắt chóng mặt, ù tai, tay chân lạnh, sợ lạnh, mệt mỏi, tự hãn, ngại nói, di tinh, liệt dương, sắc mặt trắng bệch, chất lưỡi nhạt, mạch trầm tế.
  • Phương pháp chữa: ôn bổ tỳ thận.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: bài “Tạo huyết số 2” gồm: hà thủ ô: 20g, hoàng tinh: 20g, thỏ ty tử: 20g, phá cố chỉ: 20g, đảng sâm: 20g, lộc giác giao: 20g, phục linh: 12g, đương quy: 12g, đại táo: 12g, lộc nhung: 4g.

Bài 2: bài “Bát trân thang gia giảm” gồm: cao ban long: 20g, hà thủ ô: 16g, hoàng kỳ: 12g, ba kích: 12g.

Ngoài ra có thể phối hợp cứu tại các huyệt ở trên.

Trong các thể bệnh nặng như thể can thận âm hư hay tỳ thận dương hư, trên lâm sàng có thể có biểu hiện của các chứng chảy máu, nhiễm khuẩn. Khi có triệu chứng chảy máu cần sử dụng thêm các vị thuốc cầm máu như cỏ nhọ nồi, trắc bá diệp, địa du, hòe hoa, tam thất. Khi có triệu chứng trụy mạch cần phải dùng “Độc sâm thang” gồm nhân sâm: 8g, dùng trong ngày. Trường hợp có sốt cao nhiễm trùng phải dùng các thuốc thanh nhiệt giải độc như kim ngân, liên kiều, sơn đậu căn, hoàng cầm phối hợp với thuốc thanh nhiệt lương huyết như các vị sinh địa, đan bì, địa cốt bì…