Rate this post

Độc tính của chất độc hữu cơ thường thể hiện bằng cả phân tử chứ không riêng thành phần các nguyên tử tạo nên nó, thậm chí khi thay đổi một gốc hay nhóm chức nào của phân tử cũng làm giảm độc tính hay ngược lại.

Đối với các chất độc vô cơ thì ngược lại. Cả nguyên tố vô cơ lẫn muối của chúng đều mang chất độc. Cho nên khi xác định yếu tố gây độc chỉ cần xác định nguyên tố gây độc mà không cần phải xác định hợp chất của nó.

Các chất độc vô cơ gồm một số kim loại như: As, Hg, Bi, Cu, Pb, Zn, Mn, Ni, Co, Ba…; một số gốc acid độc như: nitrit, florua, oxalat, clorat; các acid mạnh, kiềm mạnh.

Tùy theo phương pháp phân lập các chất độc vô cơ từ các mẫu thử hữu cơ người ta chia nó ra làm ba nhóm:

  • Các chất độc vô cơ được phân lập bằng phương pháp vô cơ hóa: các kim loại.
  • Các chất độc vô cơ được phân lập bằng phương pháp thẩm tích: các anion độc.
  • Các chất độc vô cơ được phân lập bằng phương pháp đặc biệt.
  1. Phương pháp vô cơ hóa

Các muối kim loại nặng có khả năng liên kết với protein động vật hay thực vật tạo những hợp chất bền vững kiểu albuminat, các albuminat kim loại không phân ly nên không xác định được kim loại nếu không tiến hành vô cơ hóa.

Vô cơ hóa là quá trình đốt cháy  chất hữu cơ để giải phóng kim loại dưới dạng ion. Vô cơ hóa đôi khi không đi tới đốt cháy hoàn toàn chất chất hữu cơ thành chất H2O và CO2 và các chất đơn giản khác mà chỉ có mục đích tạo ra các hợp chất đơn giản hơn, kém bền vững hơn có khả năng dễ dàng bị phá hủy tiếp tục.

Các phương pháp vô cơ hóa phổ biến là:

+ Vô cơ hóa khô.

+ Vô cơ hóa ướt.

  • Phương pháp vô cơ hóa khô

Để vô cơ hóa theo phương pháp này người ta đun mẫu thử với một số muối có tính oxy hóa ở dạng bột như KNO3, NH4NO3 hay có thể tiến hành đốt đơn giản.

  • Phương pháp đốt đơn giản: phương pháp này dùng để xác định sự có mặt của các muối Bi, Zn, Cu, Mn…nhưng ngày nay ít dùng.
  • Phương pháp đốt với hỗn hợp Na2CO3 và NaNO3: phương pháp này ít được sử dụng vì chỉ thực hiện được với mẫu thử nhỏ khoảng 5-10 kg. Một số kim loại khi đốt ở nhiệt độ cao sẽ bay mất như Hg. Phương pháp này thường dùng để tìm As trong nước tiểu, tóc, móng tay…
    • Phương pháp vô cơ hóa ướt
  • Phương pháp vô cơ hóa bằng clo mới sinh
  • Phương pháp vô cơ hóa bằng hỗn hợp H2SO4 và HNO3
  • Phương pháp vô cơ hóa bằng hỗn hợp acid H2SO4, HNO3 và HclO4
  • Phương pháp vô cơ hóa bằng H2SO4 và H2O2.
  1. Phương pháp lọc và thẩm tích phân lập các anion

Các chất phân lập bằng phương pháp này gồm:

  • Các acid vô cơ: acid nitric, acid sulfuric, acid clohidic.
  • Các kiềm: NaOH, KOH, NH4OH..
  • Các anion độc: Nitrit, Nitrat, Oxalat, Borat…

Phương pháp lọc đơn giản và phương pháp lọc dùng màng bán thấm.

  1. Các phương pháp xác định chất độc kim loại
  • Phương pháp vi lượng
  • Phương pháp hóa học
  • Phương pháp sắc ký, quang phổ…