Rate this post

Táo bón là một trong những triệu chứng rất hay gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có thể là do trẻ không được bú sưã mẹ và ăn sữa bột hoặc chế độ ăn của trẻ không đúng như ăn quá nhiều thịt, cá,tinh bột..ăn ít chất xơ rau xanh,hoa quả. Bệnh không phụ thuộc vào mùa, khí hậu,vị trí địa lý hay giới.Những trẻ thường xuyên bị táo bón thì hay dẫn đến bị suy dinh dưỡng,biếng ăn, chậm lớn..Vì thế cần phải tư vấn và hướng dẫn các bà mẹ về cách chăm sóc và chế độ ăn cuả trẻ sao cho cân đối giữa các chất, phù hợp với lứa tuổi và nhu cầu.

Contents

1.Nguyên nhân gây táo bón của trẻ

  • Do trẻ không được bú mẹ phải ăn các thức ăn thay thế như sữa bột mà bố mẹ không biết pha sữa cho con quá đặc hoặc quá loãng cũng là nguyên nhân gây táo bón
  • Do chế độ ăn không cân đối giữa các chất ăn quá nhiếu protein và đường,ăn ít chất xơ như hoa quả , các loại rau xanh,uống ít nước thiếu chất bã…trẻ ăn quá ít kèm theo đó là trẻ ít vận động hay một số trường hợp khác ở trẻ suy dinh dưỡng cơ thành bụng yếu không tống phân ra ngoài được
  • Do sức đề kháng của trẻ kém hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn khi thay đổi thời tiểt vì vây thường xuyên phải dùng các thuốc như kháng sinh nó cũng khiến cho trẻ bị táo bón
  • Do mắc một số dị tật bẩm sinh như: phình đại tràng bẩm sinh( là bệnh không có thần kinh ở đám  rối của cơ đại tràng) hay bệnh hẹp đại tràng … làm  không có khả năng đẩy phân ra ngoài
  • Ngoài ra có thể do trẻ mải chơi quên hoặc nhịn đi ngoài.tình trạng này kéo dài sẽ gây táo bón.

2.Cách nhận biết táo bón ở trẻ

a/biểu hiện trong thời kì sơ sinh

-sau khi sinh không thấy trẻ đi ngoài phân su

-hoặc sau vài tuần  khoảng cách giữa hai lần đi ngoài của trẻ khá dài( hơn 3 ngày) và phân rời từng viên nhỏ không thành khuôn, quấy khóc, bỏ bú hoặc bú kém…

b/ đối với trẻ lớn:

-Toàn trạng trẻ gầy sút,da xanh,thiếu máu kèm theo trẻ không tự đi ngoài được kêu khóc,đi ngoài xong mặt trẻ đỏ bụng và có thể có biểu hiện đau bụng, chướng bụng,ăn kém.Khi sờ vào bụng trẻ dọc khung đại tràng thấy phân lổn nhổn nghĩa là trẻ đang bị táo bón nặng cần tới ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời

4.Điều trị

a/Điều trị nội khoa:

  • Điều trị tai cộng đồng là chủ yếu:
    • Đối với trẻ nhỏ:cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đấu,nếu cho trẻ ăn sữa bột thì phải pha theo đúng tỉ lệ, khi trẻ ăn sam với chế độ ăn nhiều bột và kéo dài thì cần  cho trẻ uống nhiều nước,rau, quả
    • Đối với trẻ lớn: cho trẻ ăn chế độ ăn đa dạng giàu rau xanh,hoa quả…đảm bảo đủ chất dinh dưỡng,tập cho trẻ thói quen đi ngoài đúng giờ,tăng cường vận động vui chơi,luyện tập cơ thành bụng bằng các động tác hít vào và thở ra
    • Khi trẻ bị táo bón thì cần dùng nước ấm hoặc dung dịch nước muối đẳng trương 100-150 ml thụt tháo hết phân ra ngoài
    • Trong trường hợp hậu môn của trẻ bị hẹp thì nong thường xuyên ,nếu có biến chứng bị nứt hay xây xước thì cần phải vệ sinh sạch sẽ sau đó dùng thuốc mỡ kháng sinh bôi tại chỗ
    • Nếu như thụt tháo không được thì cần dùng thêm thuốc nhuận tràng hay dầu paraphin và cho trẻ uống nhiều nước,ăn nhiều chất xơ…
    • Khi táo bón mà kèm theo một số bệnh lý khác như còi xương, suy dinh dưỡng nặng.. thì ngoài điều trị táo bón thì phải điều trị tích cực thêm các bệnh đó
  • Điều trị tai cơ sở y tế chỉ khi táo bón do bệnh lý  bẩm sinh như phình đại tràng bẩm sinh hay bệnh nhược cơ hoặc do các nguyên nhân khác

b/Điều trị ngoại khoa:Khi trẻ có các dị tật ống tiêu hóa cần phải phẫu thuật

5. Phòng bệnh táo bón cho trẻ

  • hướng dẫn cho các bà mẹ về chế độ ăn uống sao cho phù hợp với từng lứa tuổi
  • Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả,tăng cường vận động vui chơi,thói quên đi đại tiện hằng ngày và không được nhịn đi ngoài
  • Nếu trẻ thường xuyên bị táo bón thì cần cho trẻ tới cơ sở y tế để khám, xét nghiệm để tim nguyên nhân.
  • Chú ý không nên dùng quá nhiều thuốc nhuận tràng vì nó có thể gây tiêu chảy mất nước cho trẻ