rượu
Rate this post

Chẩn đoán ngộ độc ancol
1. Trên lâm sàng:

1.1. Ngộ độc ethanol:

– Mức độ ngộ độc nhẹ (như hưng cảm, mất điều hòa, giảm khả năng phán xét, kích thích, hung hãn) đến mức độ  nặng ( như hôn mê, thở yếu hoặc ngừng thở, sặc phổi, hạ thân nhiệt, tụt huyết áp), có thể có chấn thương và các biến chứng hạ đường máu ( đặc biệt ở trẻ em, người gầy yếu hoặc không ăn khi uống rượu), làm tiêu cơ vân, viêm dạ dày, mất nước điện giải.

1.2. Ngộ độc methanol:

– Nguyên nhân : thường do uống rượu lậu, cồn công nghiệp, cồn tẩy sơn, véc ni, lau chùi hoặc dùng cho các mục đích khác không phải để uống.

– Lúc đầu biểu hiện là  giống ngộ độc ethanol, sau đó là giai đoạn ngộ độc thực sự ( thường khoảng 8h sau uống nếu là methanol đơn thuần, nhưng thường trong rượu uống có cả ethanol nên biểu hiện có thể chậm 18-24 h sau hoặc lâu hơn) thở nhanh, sâu, rối loạn về nhìn ( nhìn mờ, nhìn đôi, nhìn thấy các đốm, thu hẹp thị trường, mù), đồng tự giãn  ( nặng), mạch nhanh, tụt huyết áp, co giật, đái ít, vô niệu, thậm trí tử vong. Soi đáy mắt có thể quan sát  thấy phù gai thị và  xuất tiết võng mạc,

2. Các xét nghiệm, thăm dò:

– Các Xét nghiệm cơ bản: công thức máu, urê, đường, creatinin, điện giải, AST, ALT, CPK, điện tim, đồng thời tổng phân tích nước tiểu.

– Các Xét nghiệm, thăm dò khác tùy theo tình trạng bệnh nhân: Xquang phổi, siêu âm bụng.v.v.

– Các Xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán, theo dõi ngộ độc rượu: áp lực thẩm thấu máu và khí máu động mạch ( có lactat và làm 4h/lần), ceton ( trong máu nếu có điều kiện), định lượng nồng độ ethanol, methanol trong máu ( nếu có điều kiện):
* Khoảng trống áp áp lực thẩm thấu = áp lực thẩm thấu ( ALTT) đo được – ALTT ước tính ( ALTT máu ước tính = Na x 2 + Ure (mmol/L) + Glucose (mmol/L), Khoảng trống thẩm thấu tăng nếu >10 mOsm/kg, ở đây là do rượu gây nên.
* Nhiễm toan chuyển hóa: ngộ độc ethanol đơn thuần thường không có toan chuyển hóa, nếu có thường nhẹ, do toan lactic ( lactat thường <5mmol/L), toan ceton. Ngộ độc methanol gây toan chuyển hóa thực sự do các chất chuyển hóa format gây nên.

* Diễn biến của khoảng trống ALTT và toan chuyển hóa trong ngộ độc rượu:
+ Ngộ độc methanol khoảng trống ALTT lúc đầu tăng, khí máu bình thường, sau đó giảm dần nhưng đồng thời toan chuyển hóa xuất hiện và tăng dần, kết thúc là tử vong hoặc để lại di chứng hoặc hồi phục (nếu điều trị kịp thời và đúng).
+ Ngộ độc ethanol đơn thuần khoảng trống ALTT tăng, sau đó giảm dần trở về bình thường, không có nhiễm toan và bệnh nhân hồi phục nếu không có chấn thương và  biến chứng.

3. Cần phải chẩn đoán được các trường hợp sau:

3.1. Ngộ độc ethanolmức độ nặng: gây hôn mê, suy hô hấp, tụt huyết áp, hạ thân nhiệt, hạ đường máu.

3.2. Các biến chứng và  hậu quả do rượu: gây chấn thương, sặc phổi, viêm phổi, tiêu cơ vân, suy thận, hạ đường máu, viêm dạ dày, rối loạn nước, điện giải.

3.3. Ngộ độc methanol thường nghĩ tới khi có một trong các tình huống sau:

+  Bệnh nhân sau uống rượu có tình trạng nhiễm toan nặng dần hoặc có các rối loạn về nhìn và không giải thích được bằng lý do khác.

+Nhiễm toan chuyển hóa, có rối loạn về nhìn.

+ Có người khác cùng uống rượu với bệnh nhân và đã  được chẩn đoán là ngộ độc methanol.

+ Bệnh nhân có khoảng trống thẩm thấu tang , có toan chuyển hóa mà không giải thích được bằng lý do khác.

-+Nồng độ methanol trong  máu >20mg/dL.