nhiễm độc chì
Rate this post

 Điều trị ngộ độc chì

1,  Tiêu chuẩn nhập viện do nhiễm độc chì:

a) Ngộ độc ở mức độ trung bình và nặng.

b) Hoặc diễn biến phức tạp cần phải theo dõi sát và thăm dò kỹ hơn.

2,  Điều trị triệu chứng, điều trị hỗ trợ:

a) Xử trí cấp cứu và điều trị các triệu chứng suy hô hấp, co giật, hôn mê, tăng áp lực nội sọ,…theo phác đồ cấp cứu.

b) Dùng thuốc để chống co giật đường uống nếu có sóng động kinh trên điện não.

c) Truyền máu nếu có thiếu máu nặng.

d) Dùng thuốc chống co thắt nếu có đau bụng.

3,  Điều trị để hạn chế sự  hấp thu chì

a) Xác định nguồn nhiễm chì và ngừng phơi nhiễm.

b) Rửa dạ dày nếu mới uống, nuốt chì dạng viên thuốc, bột trong vòng 6 giờ.

c) Rửa ruột toàn bộ trong trường hợp:

– Khi Xquang có hình ảnh kim loại chì  ở vị trí của ruột.

– Không làm nếu  rối loạn ý thức chưa được đặt nội khí quản, rối loạn huyết động, suy hô hấp chưa được kiểm soát, nôn chưa kiểm soát, tắc ruột, thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa.

– Dùng dung dịch polyethylene glycol và các chất  điện giải ( như Fortrans):

+ Trẻ em 9 tháng – 12 tuổi: 20ml/kg/giờ.

+ Trẻ từ 12 tuổi trở lên: 1 lít/giờ

+ Dùng uống hoặc nhỏ giọt qua ống thông dạ dày, bệnh nhân ngồi hoặc Fowler 45 độ.

+ Dùng cho  tới khi phân nước trong và chụp xquang bụng lại thấy hết hình ảnh cản quang.

4, Nội soi lấy dị vật có chì khi:

a) Có hình ảnh mảnh chì hoặc viên thuốc có chì ở vị trí dạ dày trên phim chụp xquang bụng.

b) Mảnh chì hoặc viên thuốc có chì vẫn còn ở đại tràng mặc dù đã rửa ruột toàn bộ.

5,  Sử dụng thuốc để  giải độc chì (gắp chì)

a) Chỉ định thuốc gắp chì dựa trên nồng độ chì trong máu, tuổi và triệu chứng của bệnh nhân.

– Ngộ độc chì cấp độ  nặng: có thể  dùng dimercaprol ( British anti-Lewisite, BAL), calcium disodium edetate (CaNa2EDTA).

– Ngộ độc chì cấp độ trung bình, nhẹ:

+ Ưu tiên sử dụng  succimer ( 2,3-dimercaptosuccinic acid, DMSA)

+ Khi không có hoặc không dùng được các thuốc trên thì  dùng D-penicillamin

b) Cách dùng thuốc gắp chì ra khỏi cơ thê:

– Mục tiêu là  chì máu < 20 µg/dL và ổn định (hai lần xét nghiệm cuối cùng cách nhau 3 tháng)

– Cách dùng thuốc:

+ Dùng  thuốc theo đợt:

BAL, EDTA dùng  3-5 ngày/đợt.

Succimer dùng 19 ngày/đợt.

D-penicillamin dùng  7 – 30 ngày/đợt, theo dõi nếu không có tác dụng phụ thì dùng tối đa 30 ngày/đợt, tạm ngừng hoặc giảm liều ngay khi có tác dụng phụ.

+ Khoảng thời gian nghỉ thuốc :

  • Dùng BAL, EDTA thì sau đợt 1 nghỉ 2 ngày, sau đợt 2 nghỉ 5-7 ngày, các đợt sau có thể dài hơn tùy theo nồng độ chì máu.
  • Succimer thì thường nghỉ ít nhất 2 tuần trước khi dùng thuốc đợt tiếp theo.
  • D-penicillamin khi Bệnh nhân có triệu chứng nhẹ, nghỉ 10-14 ngày trước khi bắt đầu đợt gắp tiếp theo, các đợt nghỉ 14 ngày.

– Theo dõi khi dùng thuốc:

  • Triệu chứng lâm sàng và tác dụng không mong muốn của thuốc.
  • Chì máu và chì niệu trước, trong và sau mỗi đợt
  • Theo dõi công thức máu
  • Chức năng thận, gan, đường máu và điện giải
  • Canxi, sắt, và ferritin
  • Truyền dịch hoặc uống nước, dùng thuốc lợi tiểu nếu cần để tăng lưu lượng nước tiểu.
  • Bổ sung thêm các khoáng chất: canxi, kẽm, sắt,…( lưu ý không bù Fe khi đang dùng BAL)