Rate this post

Khi cơ thể thiếu canxi

Canxi là một chất khoáng cần thiết cho cơ thể mặc dù không sinh năng lượng nhưng nó có vai trò rất quan trọng . Nó tham gia vào rất nhiều các hoạt động của cơ thể.Khi lượng canxi cung cấp cho cơ thể bị thiếu hụt nó sẽ nhanh chóng xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên như chuột rút, đau mỏi cơ…Tuy nhiên,nếu để tình trạng này kéo dài mà không có biện pháp khắc phục thì nó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng rất khó hồi phục hoàn toàn.

Vai trò của canxi đối với cơ thể

  • Canxi là một trong năm nguyên tố quan trọng nhất của cơ thể.Nó chiếm tới 1,5-2% trọng lượng cơ thể,trong đó thì chủ yếu tồn tại ở xương,móng tay, răng tới 99%,còn lại phân bố ở trong máu, tổ chức tế bào và dịch ngoại bào
  • Canxi giữ vai trò trong việc tạo xương: về cấu tạo xương đa phần là khoáng chất( chủ yếu là canxi) tới 70% trọng lượng xương khô,còn lại là chất hữu cơ chiếm phần lớn là collagen.
  • Tạo răng: ở trong men và xương răng chứa một lượng lớn là Hydroxyapatile  (Ca(OH)2)
  • Canxi tham gia vào quá trình phát triển chiều cao của cơ thể
  • Ngoài ra nó còn tham gia vào một số các phản ứng sinh hóa khác của cơ thể: quá trình đông máu( khi hình thành thromboplastin,thrombin,fibrin tại nơi tổn thương tạo cục máu đông cần sự có mặt của canxi), Canxi còn tham gia vào cơ chế co cơ, dẫn truyền thần kinh, hấp thu vitamin B12, hoạt động của enzym tụy trong tiêu hóa mỡ.

Hậu quả của thiếu canxi 

Canxi là một chất mà cơ thể không thể tự tổng hợp được mà được cung cấp từ ngoài vào chủ yếu là qua thức ăn.Vì vậy nên rất dễ bị cung cấp thiếu so với nhu cầu của cơ thể đặc biệt là ở phụ nữ độ tuổi mãn kinh, đang mang thai, cho con bú.Và từ việc cung cấp thiếu này có thể gây ra những hậu quả sau:

  1. Các bệnh lý về xương: mất xương, loãng xương.Khi thiếu canxi ở cơ quan cần thiết cho nhu cầu hoạt động thì một lượng canxi sẽ được huy động từ trong xương ra, mà canxi là khoáng chất chủ yếu trong việc tạo xương vì thế làm mất mô xương.Điều đó khiến cho xương giòn nguy cơ  gãy cao mặc dù chỉ gặp một tai nạn nhỏ đặc biệt hay găp ở người lớn tuổi. ngoài ra còn gặp ở phụ nữ thời kì mãn kinh và sau mãn kinh do nồng độ estrogen giảm dẫn đên giảm hấp thu canxi. Như vậy, chúng ta cần phải thường xuyên theo dõi đánh giá đo mật độ xương và kiểm tra nồng độ canxi  trong máu định kỳ.Để tránh các vấn đề liên quan tới xương bạn cần phải có chế độ ăn hợp lý cung cấp đủ lượng canxi cần thiết và luyện tập thể dục thường xuyên.
  2. Sâu răng: cũng giông như xương răng cũng chịu tác động rất lớn từ việc thiếu canxi.Khi có biểu hiện ta cần đi đo mật độ xương và kiểm tra nồng độ canxi ngay để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn giàu canxi nếu thiếu
  3. Móng tay giòn dễ gãy:bình thường khi có đủ lượng canxi cần thiết móng tay mọc khỏe, không giòn. khi có biểu hiện dễ gãy và giòn là tình trạng thiếu canxi
  4. Chuột rút, cơ bắp mỏi và đau nhức đặc biệt là đùi,nách, cánh tay. Canxi tham gia vào cơ chế co cơ và dẫn truyền xung động thần kinh. vì thế,khi thiếu canxi thì thần kinh và cơ  bị hưng phấn gây co giật và co thắt cơ. Hơn nữa canxi còn cần thiết cho liên kết giữa các tế bào,thiếu canxi làm cho các tế bào này rời ra làm mỏi cơ.
  5. Người mệt mỏi,chóng mặt ,tê nhức hoặc đau xương: biểu hiện là ngồi lâu một chỗ cảm thấy tê bì tay chân mỏi lưng, ngồi dậy thì hoa mắt chóng mặt, điều này chỉ xảy ra trong vài giây sau đó trở lại bình thường.Chóng mặt là do lượng canxi trong đường huyết giảm.Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây ra tình trạng loãng xương, thoái hóa các đốt sống cổ, thắt lưng,cao huyết áp… do tình trạng huy động quá nhiều canxi từ xương vào trong máu.
  6. Người mệt mỏi
  7. Mất ngủ: đây cũng là dấu hiệu quan trong của việc thiếu canxi.tuy nhiên nhiều người thiếu canxi vẫn ngủ được nhưng giấc ngủ không sâu và dậy người rất mệt mỏi.
  8. có các dấu hiệu tiền kinh nguyệt tăng lên : trước mỗi kì kinh thường thấy bị đau ngực,đau lưng,nổi mụn,mất ngủ, mất tập trung…Đây cũng là do thiếu canxi, nếu được cung cấp đủ thì các dấu hiện nay sẽ hêt.
  9. Riêng đối với trẻ nhỏ,thì thường có dấu hiệu rối loạn thần kinh thực vât:giật mình khi ngủ quấy khóc khi ngủ và đêm kéo dài hàng giờ, ra mồ hôi trộn,,rụng tóc hình vành khăn,đầu bẹp, chậm phát triển vận động ( chậm biết bò, biết lẫy,.) chậm mọc răng.nếu không cung cấp canxi ngay mà để tình trạng này kéo dài sẽ làm cho trẻ lớn lên có thể bị gù vẹo cột sống, chân vòng kiềng.Còn ở trẻ lớn đang tuổi dậy thì, thì có thể gặp hiện tượng đau nhức xương và lạo xạo khi đi lại,giảm khi nghỉ ngơi.

Cần làm gì để phòng và giảm thiếu canxi

Cần có chế độ ăn hợp lý, bổ sung các thực phẩm giàu canxi như sụn, tôm, cua,các loại đậu,rau bắp cải, sữa, phomai.Khi có biểu hiện của thiếu canxi phải đi kiểm tra nồng độ canxi trong máu ngay để được hướng dẫn điều trị không nên tự ý mua thuôc về tự điều trị làm dư thừa canxi làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe ( sỏi thận, thoái hóa khớp, gai xương,hội chứng canxi máu cao )