Rate this post

Contents

1.Định nghĩa

Tăng áp lực nội sọ là hậu quả của sự mâu thuẫn giữa 1 bên là hộp sọ không có khả năng giãn nở (trừ ở trẻ nhỏ khớp sọ chưa liền) và bên kia là các thành phần chứa đựng trong hộp sọ vì lí do nào đó luôn có xu hướng tăng kích thước.

2.Nguyên nhân

Tăng áp lực nội sọ là hội chứng có tiên lượng nặng, do nhiều nguyên nhân gây nên. Nó có thể tiến triển từ từ kéo dài trong nhiều ngày, tháng, nhiều năm nhưng cũng có thể diễn biến cấp tính đe dọa tính mạng người bệnh.

Nguyên nhân ngoại khoa

-u não: chiếm 90% trường hợp. Bao gồm cả u thần kinh đệm, u của tổ chức liên kết (trừ xương). Biểu hiện lâm sàng của bệnh sớm hay muộn, nhanh hay chậm còn tùy thuộc vị trí, kích thước, tính chất và phản ứng phù của tổ chức não xung quanh do u chèn ép.

-hiện tượng giả u: apxe não, phình mạch não, khối máu tụ cấp tính…

Nguyên nhân nội khoa

-do mạch: viêm tắc tĩnh mạch, tăng áp lực tĩnh mạch, phù não…

-viêm nhiễm: các nhiễm khuẩn nội sọ do nhiều nguyên nhân khác nhau…

-não úng thủy do di truyền, do mắc phải

ngộ độc chì, CO, Asen…

-tăng áp lực nội sọ lành tính: thường gặp ở phụ nữ rối lạn nội tiết tố do sử dụng thuốc tránh thai, bệnh nhân tiền mãn kinh…

Chỉ khi chắc chắn không tìm thấy nguyên nhân nào, đặc biệt là u não và bẹnh nhân đáp ứng tốt với điều trị thì mới được chẩn đoán tăng áp lực nội sọ lành tính.

3.Triệu chứng

-đau đầu: gặp ở 80-90%, xuất hiện sớm và kéo dài suốt quá trình bệnh lí cho tới khi bệnh nhân hôn mê sâu. Đau tăng lên lúc nửa đêm và về sáng, khi căng thẳng hay gắng sức.

Vị trí đau tùy thuộc ổ bệnh lí. Đau đầu cục bộ do co kéo, chèn ép, đè đẩy các xoang tĩnh mạch,các mạch máu nền sọ…

Đau đầu tăng dần nhưng không có triệu chứng thần kinh khu trú hoặc khu tru không rõ ràng.

-nôn: thường đi kèm nhức đầu buổi sáng, tăng khi thay đổi tư thế mạnh và đột ngột. Thường nôn vọt, nôn dễ dàng, thoải mái, không liên quan đến bữa ăn. Đau đầu nhiều nôn nhiều, nôn xong đỡ đâu.

-phù gai thị: là triệu chứng khách quan, có giá trị chẩn đoán. Tuy nhiên bẹnh nhân không phù gai thị vẫn không được loại trừ tăng áp lực nội sọ.

-chóng mặt: mất thăng bằng khi đi lại, người luôn bồng bềnh, tăng lên khi thay đổi tư thế đầu.

-rối loạn tâm thần: biểu hiện sụt giảm ý thức, trí nhớ, trí tuệ hoặc hành vi tác phong tùy thuộc vị trí khối u.

-co giật: có thể là cơn động kinh toàn bộ, cơn toàn thể hoặc cơn cục bộ toàn thể hóa.

-rối loạn chức năng một số dây thần kinh sọ não

-rối loạn thần kinh thực vật như rối loạn tuần hoàn, vận mạch, hô hấp…

-rối loạn phản xạ và trương lực cơ: giảm hoặc mất

*Cận lâm sàng:

Chọc dò dịch não tủy khi phù gai thị <2 diot

Chụp X-quang sọ thường

Chụp cắt lớp vi tính

Điện não đồ

 

4.Điều trị

Nguyên tắc:

-điệu trị giảm áp lực nội sọ song song điều trị nguyên nhân

-điều trị 1 số triệu chứng khác nếu có

Đối với nguyên nhân do khối choán chỗ nội sọ:

-manitol 20% 0,5-1 g/kg cân nặng/lần/ngày truyền tĩnh mạch nhanh trong 30 phút

Lưu y bù điện giải và theo dõi lượng nước tiểu

Do tụ máu ngoài màng cứng: corticoid đường tĩnh mạch

Do nhồi máu não: không dùng Glucose do làm toan hóa ổ nhồi máu

Do xuất huyết não: những giờ đầu không nên dùng Manitol…