Rate this post

Contents

Tình hình thực tế

Gia súc, gia cầm cũng bị vi sinh vật gây bệnh tấn công gây chết hàng loạt. Bác sĩ thú y đã sử dụng kháng sinh làm vũ khí hữu hiệu để điều trị các bệnh cho động vật. Kháng sinh Griseoviridin dung điều trị bệnh viêm phổi cấp, viêm vú của trâu, bò; metimycin hoặc chloramphenicol dùng điều trị các bệnh do Brucella gây ra; fumagillin dùng điều trị bệnh ỉa chảy do Protozoa gây ra ở ong làm chết hết cả đàn ong.

Kháng sinh còn sử dụng như chất kích thích tăng trọng đàn gia súc, gia cầm. Giảm chi phí thức ăn, kích thích tăng sản lượng trứng ở gà, vịt. Ở Mỹ, các nước Tây Âu và Nhật dùng bacitraxin, flavomycin, avoparxin, monenzin làm chất kích thích tăng trọng. Một số nước khác còn dùng kháng sinh nhóm tetracyclin. Các chế phẩm Biovit (biomycin và vitamin B12), Terravit (teramycin và vitamin B12) là chất kích thích tăng trọng lợn gà, vịt. Thường bổ sung Biovit hay Terravit có hàm lượng 15 đến 20 g kháng sinh và 8 đến 12 mg vitamin B12 vào một tấn thức ăn cho lợn, gà vừa phong được bệnh ỉa chảy, vừa kích thích tăng trọng đến 20 đến 25 phần trăm so với lô chứng. về cơ chế kích thích ở vật nuôi bằng kháng sinh ở nồng độ thấp có nhiều công trình nghiên cứu nhưng vẫn chưa rõ. Người ta giải thích có thể do hai nguyên nhân sau đây:

Tác dụng của kháng sinh lên hệ vi khuẩn chí ở ruột

Kháng sinh làm tăng số lượng vi khuẩn có ích trong ruột, làm tăng cường tổng hợp vitamin, tăng cường tái hấp thu các thức ăn, giảm đi các vi sinh vật có hại thường tiết ra các chất độc hoặc sử dụng mất các vitamin. Kháng sinh làm giảm pH ở ruột, giảm sức căng bề mặt của các tế bào và làm tăng cường sự sinh trưởng… Tất cả các nguyên nhân đó đã giúp cho động vật tăng cường trao đổi chất và giúp lớn nhanh hơn.

Tác dụng gián tiếp của kháng sinh lên cơ thể động vật

Kháng sinh làm thay đổi hệ vi sinh ở ruột dẫn tới các tác dụng sau:

Tăng cường tốc độ hấp thu chất dinh dưỡng, kích thích sử dụng các chất dinh dưỡng, các chất chuyển hóa, đồng thời làm giảm tiêu hao năng lượng để phân giải thức ăn.

Tăng cường quá trình điều tiết các hormone, đặc biệt là các hormone sinh trưởng giúp cơ thể lớn nhanh hơn.

Tăng cường quá trình tổng hợp đường và vitamin A từ caroten. Vì vậy, tác dụng kích thích của kháng sinh lên cơ thể động vật, đặc biệt là các động vật còn non là quá trình phức tạp gián tiếp qua hệ vi khuẩn chí ở ruột do nhiều nhân tố khác nhau làm ảnh hưởng đến chuyển hóa cơ bản các thức ăn dùng nuôi động vật.

Hiện nay, có nhiều chất kháng sinh đã được sử dụng để đấu tranh với các bệnh ở động vật do vi sinh vật gây ra. Không nên sử dụng các chất kháng sinh ứng dụng trong y học để điều trị bệnh của động vật khi có thuốc thay thế, vì nếu sử dụng có thể làm tăng tỉ lệ kháng kháng sinh ở người, điều này rất nguy hiểm. Và càng không được tùy ý sử dụng kháng sinh cho vật nuôi một cách bừa bãi.