liên cầu lợn
Rate this post

Contents

I. Đại cương

Liên cầu lợn ( streptococcus suits ) là tác nhân gây bệnh quan trọng trên lợn một số trường hợp gây bệnh trên người và động vật khác như dê , cừu ,chó , bò…bệnh có thể gây thành dịch hoặc đại dịch trên người và lợn. Bệnh lây truyền trực tiếp từ lợn sang người thông qua vết thương từ da và niêm mạc. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người có thể gây ra viêm não cuối cùng có thể tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời

liên cầu lợn

II. Dịch tễ học

  1. Nguồn truyền nhiễm

  • Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu lợn đã xác định được 35 typ huyết thanh trong đó typ 2 hay gây bệnh cho người và lợn. S.suis là vi khuẩn gram dương hiếu khí tùy tiện , hình cầu hoặc bầu dục đứng riêng rẽ hoặc xếp thành hàng từ 2 đến 10 vi khuẩn.Nó có sức đề kháng cao đối với ngoại cảnh. Ở nhiệt độ 00C vi khuẩn có thể sống 1 tháng trong bụi và 3 tháng trong phân, nhưng chúng lại bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao và hóa chất tẩy rửa thông thường.
  • Ổ chứa là lợn ốm hoặc chết đôi khi cả lợn khỏe mạnh thậm chí ở một số động vật khác như dê , bò , cừu , chó mèo…Vi khuẩn cư trú ở đường hô hấp trên , đường sinh duc , tiêu hóa của lợn
  1. Đường truyền

    Bệnh lây truyền trực tiếp từ động vật bị nhiễm vi khuẩn sang người thông qua vết thương ở da và niêm mạc trong quá trình giết mổ không được trang bị bảo hộ lao động . Hiện nay đường lây truyền do ăn tiết canh hoặc thịt lợn chưa nấu chín có xu hướng gia tăng

  2. Phân bố bệnh

    Bệnh gặp ở khắp nơi trên thế giới nhưng tỷ lệ cao ở những nước chăn nuôi lợn hoặc có thói quen ăn tiết canh hoặc thịt lợn chưa nấu chín .Đặc biệt là vụ bùng phát ở Tứ Xuyên Trung Quốc. Ở Việt Nam trong những năm trở lại đây có nhiều trường hợp được cho là mắc lien cầu lợn tuy nhiên vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể về bệnh này. Hầu hết các trường hợp nhập viện được chẩn đoán là viêm màng não hoặc nhiễm khuẩn huyết thông qua điều tra dịch tễ biết được sự tiếp xúc với liên cầu lợn thông qua ăn uống hoặc giết mổ không hợp vệ sinh.

III. Triệu chứng

1. Triệu chứng lâm sàng : bệnh thường biểu hiện của tình trạng viêm màng não mủ hoặc nhiễm khuẩn huyết

liên cầu lơnl
  • Thời gian ủ bệnh khoảng 1 tuần từ khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh
  • Giai đoạn khởi phát thường kéo dài 1-2 ngày với các triệu chứng nôn, đau đầu, chóng mặt một số thấy mỏi cơ bắp, đau ngoài da thậm chí đau nhức trong xương. Một số trường hợp có kèm theo rối loạn tiêu hóa táo bón iả chảy hoặc đau bụng âm ỉ
  • Giai đoạn toàn phát hội chứng màng não rõ như gáy cứng , vạch màng não , dấu hiệu keying…Đa số các trường hợp bệnh nhân có rối loạn ý thức từ nhẹ tới nặng dần cuối cùng là hôn mê và tử vong kèm theo bệnh nhân có liệt thần kinh khu trú có thể điếc một bên hoặc hai bên, thất điều , rối loạn cảm giác vận động hoặc liệt thần kinh sọ não.
  • Ngoài các biểu hiện thần kinh người bệnh còn có các biểu hiện khác như suy thận cấp nhẹ ,xuất huyết dưới da lan rộng dạng hồng ban hoặc xuất huyết hoại tử ở chi.

    2. Triệu chứng cận lâm sàng

  • Công thức máu thấy số lượng bạch cầu tăng cao đặc biệt là bạch cầu đa nhân trung tính
  • Số lượng tiểu cầu có thể giảm có thể kèm theo các rối loạn đông máu , ure và creatinin có thể tăng nhẹ , nước tiểu có protein thoáng qua
  • Chọc dịch não tủy thấy đục với nhiều mức độ khác nhau, áp lực tăng cao có thể bắn lên thành tia. Xét nghiệm sinh hóa thấy protein tăng rất cao (20 g/l) , glucose giảm nhiều , dịch não tủy chứa nhiều tế bào bạch cầu đa nhân thoái hóa.
  • Nuôi cấy máu hoặc dịch não tủy thấy vi khuẩn mọc

IV. Điều trị và phòng bệnh

  1. Điều trị

    a.Điều trị đặc hiệu

    Dùng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ. Vi khuẩn hiện còn nhạy cảm với một số kháng sinh như penicillin , ampicillin , cefalosforin  thế hệ III. Liều ban đầu có thể dùng Ampicillin tiêm tĩnh mạch 2 g/lần cách 4 giờ tiêm 1 lần ( trẻ em 200 mg/kg/24h) và/hoặc ceftriaxon tiêm tĩnh mạch 2g/lần (trẻ em 100mg/kg/24). Sau 3-4 ngày đánh giá điều trị bằng cách chọc dịch não tủy (nếu không hiệu quả thì thay đổi kháng sinh theo kháng sinh đồ

    b. Điều trị hỗ trợ

    Tùy theo thể lâm sàng : hỗ trợ hô hấp trong trường hợp hôn mê , điều chỉnh lại huyết động nếu bệnh nhân bị sốc hoặc trụy tim mạch , chống viêm , chống phù não bằng manitol 20% truyền tĩnh mạch , chăm sóc , dinh dưỡng , nghỉ ngơi  tại giường.

    V. Phòng bệnh

  • Đối với người chăn nuôi và giết mổ : cần thực hiện vệ sinh cá nhân trang bị bảo hộ lao động và rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với lợn. Nếu có dấu hiệu sốt cao , đau đầu , buồn nôn cần phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn
  • Không ăn tiết canh , lòng lợn và thịt lợn chưa được nấu chín , không ăn thịt lợn chết hoặc bị bệnh
  • Thường xuyên cọ rửa chuồng gia súc và tẩy uế bằng dung dịch diệt khuẩn
  • Xử lý phân hợp lý tránh đào thải mầm bệnh ra ngoại cảnh