máy trộn lập phương
Rate this post
  1. Các đại lượng thống kê của hỗn hợp

Khi trộn hỗn hợp hai thành phần, với một thành phần là x và phần còn lại là (1-x). Để đánh giá quá trình trộn, như bài trước ta đã nói ta sẽ phải lấy mẫu ở các vị trí khác nhau của thiết bị trộn để định lượng thành phần dược chất sau đó tính độ lệch chuẩn tương đối RSD của tập hợp các kết quả. Khi khảo sát độ lệch chuẩn tương đối RSD của một hỗn hợp trộn chất rắn theo thời gian thì nhận thấy đồ thị logarit( RSD) theo thời gian là một đường thẳng. Phương trình lý thuyết của quá trình trộn là:

ln(RSD)= -kt+ ln(RSDo)

Với dạng thuốc rắn phân liều, khi định lượng hàm lượng dược chất trong 10 mẫu, độ lệch chuẩn tương đối của các kết quả thu được tối đa là 6%( với kết quả như vậy đã đạt về đồng đều hàm lượng). Vì vậy, một quá trình trộn đạt yêu cầu khi độ lệch chuẩn tương đối của các kết quả thu được phải nhỏ hơn 6%.

máy trộn lập phương

theo lý thuyết  độ lệch chuẩn tương đối tại thời điểm ban đầu và tại thời điểm tới hạn phải được tính theo công thức sau:

RSDo= 100[(1-x)/x]^½    %

và             RSD∞=  100[(1-x)/ (Nx)]^½    %

Trong đó N là số tiểu phân có trong một mẫu

2. Các yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng của quá trình trộn

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trộn hốn hợp các chất rắn và trong đó 2 yếu tố quan trọng nhất đó là tỷ lệ của các thành phần trong hỗn hợp và kích thước các tiểu phân được thể hiện rõ trong các phương trình trên. Ngoài ra còn có một số yếu tố ảnh hưởng khác như:

  • Khối lượng riêng biểu kiến của các thành phần
  • Đặc tính bề mặt của các thành phần
  • Thiết bị sử dụng

3. Cơ chế của quá trình trộn và tách lớp

Trộn hỗn hợp nhằm mục đích tạo sự phân bố ngẫu nhiên của các tiểu phân do chuyển động tương đối của các tiểu phân này với các tiểu phân khác. Cơ chế đóng vai trò chính trong quá trình trộn là:

  • Trộn đối lưu: chuyển dịch cấc nhóm tiểu phân liền kề từ vị trí này sang vị trí khác trong khối bột
  • Trộn khuếch tán: Phân tán các tiểu phân bằng cách chuyển dịch vị trí ngẫu nhiên tương đối của các tiểu phân với nhau, phân bố các tiểu phân trên khắp bề mặt mới tạo thành.
  • Biến dạng( chia cắt): là cơ chế thay đổi vị trí tương đối của các thành phần qua việc tạo thành qua việc tạo thành các mặt phẳng trượt trong hỗn hợp. Khuếch tán đôi khi hiểu như quá trình trộn vi mô, trong khi đó đối lưu được hiểu như là một quá trình vĩ mô. Tất cả các cơ chế trên đồng thời tác dụng với mức độ khác nhau trong quá trình trộn, và mức độ tác động của mỗi cơ chế khác nhau ở các thiết bị khác nhau.

( còn tiếp)