Rate this post

Các bệnh lý ngoại khoa phương pháp điều trị là phẫu thuật vì thế mà yêu cầu người bệnh phải có chế độ dinh dưỡng tốt để cho quá trình phẫu thuật và sau khi phẫu thuật xong sức khỏe nhanh chóng được hồi phục

Để chuẩn bị cho một cuộc mổ thành công ít biến chứng thì một trong những yêu cầu cần thiết đó là phải co một chế độ dinh dưỡng tốt.ở đây dinh dưỡng của các bệnh lý ngoại khoa được chia làm 3 thời kì:

  • Thời kì trước mổ: giai đoạn này là thời điểm cần cung cấp đủ dinh dưỡng để cho bệnh nhân có đủ sức khỏe chịu đựng được cuộc phẫu thuật. Giai đoạn này dài hay ngắn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân
  • Dinh dưỡng trong thời gian chuẩn bị phẫu thuật:cần phải cho bệnh nhân ngừng ăn trước khi mổ để tránh cặn bã trong ruột,giảm khả năng nhiễm khuẩn đường ruột nhất là trong các phẫu thuật đường tiêu hóa.tránh gây nôn thức ăn trào vào khí quản làm khó thở và chịu đựng được thuốc mê
  • Giai đoạn sau mổ:là thời điểm cần nhiều chất dinh dưỡng nhất để giúp cho sự hồi phục của bệnh nhân được nhanh chóng

1.Dinh dưỡng trước khi phẫu thuật

  • nguyên tắc chung của giai đoạn này là:
    • Cần chế độ ăn giàu protein:do phẫu thuật mất khá nhiều máu,do nhiễm khuẩn,do viêm, vết thương … làm cho một lượng protein mất khá nhiều.
    • Chế độ ăn nhiều glucid: do dùng thuốc mê hay tổn thương gan mà glucid làm cho tích trữ nhiều glycogen tại gan nên cung cấp nhiều glucid  ngoài cung cấp năng lượng nó còn giúp gan giải độc
    • Đối với bệnh nhân suy kiệt nhiều cần có chế độ ăn dinh dưỡng cao cho họ trước 1 tháng khi phẫu thuật
  • Dinh dưỡng trước phẫu thuật trong một số bệnh đặc biệt:
    • Đối với bệnh nhân đái tháo đường: khi phẫu thuật trên bệnh nhân này có rất nhiều các biến chứng và nguy cơ lành vết thương là rất cao vì thế cần có chế độ ăn điều trị nhằm giảm glucose máu và giảm tình trạng toan
    • Béo phì:có rất nhiều biến chứng nguy hiểm như các bệnh lý tim mạch, cao huyết áp,bệnh mạch vành…hơn nữa khi mổ do lớp mỡ thành bụng quá dày liền vết mổ rât lâu vì thế trước khi mổ cần phải có chế độ giảm chất béo nhất là lipit động vật nhằm điều trị bệnh béo phì
    • Tùy vào các bệnh lý khác nhau mà có chế độ ăn phù hợp với tình trạng của bệnh

 

2.Dinh dưỡng cho giai đoạn trong thời gian chuẩn bị phẫu thuật

Trong 24h trước khi phẫu thuật bệnh nhân không cần phải nhịn ăn nhưng cần phải lưu ý:

  • Ngày hôm trước khi phẫu thuật cần cho bệnh nhân ăn nhẹ, mềm, dễ tiêu, ít chất xơ, và bữa chiều ăn ít hơn bữa trưa.
  • Sáng hôm phẫu thuật: bệnh nhân phải nhịn ăn tuyệt đối,nếu đói chỉ được uống một chút nước sôi nguội hoặc chút nước đường

3.Dinh dưỡng thời kì sau mổ:

Dinh dưỡng thời kì này đặc biệt quan trọng với sự phục hồi của bệnh nhân sau khi mổ.Sau khi phẫu thuật thì bệnh nhân có thể bị một số các rối loạn thường chia làm 3 giai đoạn:

  • 1-2 ngày đầu sau mổ:có thể gây ra hiện tượng liệt cơ do ảnh hưởng của thuốc mê  do chuyển hóa mất nhiều nito và kali dẫn đến liệt ruột và từ đó gây chướng hơi, bụng ậm ạch khó chịu khiến bệnh nhân rất mệt mỏi.
  • Từ ngày thứ 3-5 sau mổ:thường ở giai đoạn này bệnh nhân đã trung tiện được do đã có nhu động ruột và bệnh nhân bắt đầu ăn được những thức ăn lỏng, dễ tiêu,tuy nhiên người bệnh vẫn có cảm giác chán không muốn ăn.Khi nào chuyển hóa nito và kai giảm và can băng nito trở lại thì hiện tượng chán ăn mới giảm và ăn ngon miệng hơn
  • Giai đoạn hồi phục:Khi những chuyển hóa cơ bản của bệnh nhân trở lại bình thường, vết mổ đã liền thì bệnh nhân mới có cảm giác đói và đại tiểu tiện bình thường.Cần ăn tăng lên cả về số lượng và chất lượng để phục hồi dinh dưỡng nhanh.