Rate this post

Phỏng vấn ban đầu

Thiết lập mối quan hệ hữu hiệu thầy thuốc – bệnh nhân với người chưa thành niên là một nhiệm vụ không dễ dàng gì đối với các thầy thuốc vốn chỉ chủ yếu hành nghề với các bệnh nhân là người lớn. Một cuộc phỏng vấn tạm thời (hỏi bệnh ban đầu) đối với người chưa thành niên và gia đình sẽ giúp xác định được mối quan hệ giữa thầy thuốc phải phỏng vấn và người đang có vấn đề. Các phạm vi cần được nhấn mạnh gồm sự cần thiết của người thầy thuốc phải phỏng vấn và thăm khám riêng người chưa thành niên và sự cần thiết cho người bệnh là tự đặt ra các câu hỏi kể cả việc phải đưa ra các cuộc hẹn. Ta sẽ bàn tới tuổi chưa thành niên bình thường và sự cần thiết trong việc tiếp tục phải đưa ra các quyết định với sự hướng dẫn và hỗ trợ của gia đình ra sao. Các cơ chế chi trả và trách nhiệm tiền thù lao cũng rất cần phải được làm rõ. Trong cuộc phỏng vấn ban đầu này, người thầy thuốc phải hỏi rõ ràng về nơi chăm sóc sức khỏe trước đây cho người chưa thành niên và đòi hỏi phải được tiếp xúc với người thầy thuốc trước đó để có những hiểu biết đầy đủ hơn, thuận tiện hơn và mang lại hiệu quả hơn cho quá trình chăm sóc bệnh cho trẻ chưa thành niên.

Lòng tin

Điều cơ bản đối với bất cứ mối quan hệ thầy thuốc  – người bệnh nào đó là cũng phải có lòng tin tưởng lẫn nhau, phải xây dựng được niềm tin ở đối phương. Hết thảy mọi trẻ chưa thành niên cần được phép bàn về tất cả mọi vấn đề đối với người thầy thuốc một cách cởi mở, thành thực và có lòng tin cẩn, và người thầy thuốc phải đưa ra được sự đảm bảo giữ bí mật mọi nội dung thông tin đã được trao đổi, bao gồm tình trạng bệnh tật và các vấn đề cá nhân của người bệnh. Trước khi đặt các câu hỏi về hành vi tình dục hoặc về việc lạm dụng các chất kích thích thì nên nhấn mạnh một lần nữa tính bí mật của các câu hỏi. với các hành vi có tính đe dọa đến mạng sống hay các bệnh tật (ví dụ như hành vi tự sát hoặc xử lý các bệnh mạn tính) thì người thầy thuốc có quyền được phép hỏi thêm một người thân, người làm nhiệm vụ bảo vệ hoặc một người lớn đóng vai trò hỗ trợ đặng giúp vào việc xử lý. Việc tạo niềm tin ở trẻ chưa thành niên rất quan trọng, nếu như không tạo được lòng tin tưởng lẫn nhau, người thầy thuốc rất khó tiếp cận được các vấn đề của trẻ, không chỉ đơn giản là những vấn đề tâm lý mà ngay cả vấn đề bệnh tật cũng khó có thể điều trị đến hiệu quả mong muốn. Trẻ có thể không chỉ không tin tưởng người thầy thuốc mà còn có thể mang tâm lý lo sợ, trốn tránh người thầy thuốc.  Không chỉ cần tạo lòng tin ở những đứa trẻ, người thầy thuốc còn phải tạo được lòng tin đối với cha mẹ người giám hộ của trẻ.