đinh hương
Rate this post

 

Phương thuốc lý khí

I, Đinh hương thị đế thang

Đây là phương thuốc dùng để trị các chứng hư hàn ách nghịch

1, Thành phần của phương thuốc:

       Đinh hương 2 – 4gr  

đinh hương

       Đảng sâm 8 – 16gr

       Thị đế ( tai hồng) 8 – 12g

thị đế

       Gừng tươi 8 – 12gr

2, Cách dùng: các vị thuốc đem sắc nước uống, ngày 1 thang chia 2 lần.

3, Công năng: bài thuốc có tác dụng Ích khí ôn trung, trừ hàn giáng nghịch.

4,  Phân tích bài thuốc:

Bài thuốc này có tác dụng ôn trung giáng nghịch dung để trị chứng hư hàn ách nghịch. Trong bài có :

+ Vị Đinh hương, Thị đế ôn vị tán hàn giáng nghịch chỉ ách là chủ dược.

+ Vị Đảng sâm bổ trung ích khí.

+ Vị Sinh khương tán hàn giáng nghịch.

Các vị thuốc trên cùng dùng có tác dụng ích vị khí, tán vị hàn, giáng vị khí nghịch.

5, Ứng dụng lâm sang của phương thuốc:

Bài thuốc này chủ trị chứng nấc cục do bệnh lâu ngày cơ thể hư yếu, trung tiêu hư hàn sinh ra, thường có các triệu chứng như nấc cục, nôn, mồm nhạt, chán ăn, bụng đầy, ngực tức, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch trầm trì.

+ Trường hợp hàn ách mà cơ thể khỏe bỏ vị  Đảng sâm gọi là ” thị đề thang” ( Tế sinh phương).

+ Trường hợp hàn ách mà kiêm khí uất đàm trệ gia thêm vị Quất bì, Trúc nhự, Cao lương khương, Trầm hương, Chế Bán hạ để lý khí hóa đàm, gíang nghịch, chỉ ẩu.

Bài thuốc  này thường dùng trị chứng vị hư hàn, nấc cục sau phẫu thuật, bụng co thắt do cơ hoành hoặc nấc cục cơ năng.

 

 

 

Những lưu ý khi dùng thuốc:

  • Khi dùng cần phải chọn lựa loại thuốc tốt bài thuốc mới có hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Vị Cam thảo phản với vị Hải tảo, Hồng đại kích, Cam toại và Nguyên hoa, gặp nhau sẽ sinh phản ứng nguy hiểm, trừ trường hợp đặc biệt cần phải xem xét thật kỹ mới dùng.
  • Vị thuốc Đinh hương kỵ với Uất kim, chính vì vậy cho nên khi dùng cần chú ý

II, Tô tử giáng khí thang

1, Thành phần của thang thuốc:

       Tô tử 8 – 12g

tô tử

       Trần bì 6 – 8gr

       Nhục quế 2 – 3gr

       Đương qui 12gr

       Tiền hồ 8 – 12gr

      Chế Bán hạ 8 – 12g

bán hạ

      Hậu phác 6 – 8gr

      Chích thảo 4 – 6gr

     Sinh khương 3 lát

( Trong một số bài thuốc không có Nhục quế gia thêm Trầm hương )

2, Công năng: Bài thuốc có tác dụng Giáng khí bình suyễn, ôn hóa hàn thấp.

3, Phân tích bài thuốc:

Chủ trị bệnh ho suyễn. Trong bài có:

  • Vị Tô tử trị ho bình suyễn. Chế  Bán hạ giáng nghịch trừ đờm là vị  chủ dược.
  • Vị Hậu phác, Trần bì, Tiền hồ hợp lực tuyên phế giáng khí hóa đờm, chỉ khái.
  • Vị Nhục quế để ôn thận nạp khí.
  • Vị Đương qui dưỡng huyết và làm giảm bớt tính táo của các vị thuốc.
  • Vị Cam thảo kiện tỳ điều hòa các vị thuốc.
  • Vị Sinh khương hòa vị giáng nghịch.

Các vị thuốc trên hợp lại thành bài thuốc có tác dụng giáng khí trừ đờm, bình suyễn chỉ khái.

4, Ứng dụng lâm sang của thang thuốc:

Bài thuốc này  chủ yếu chữa chứng ho suyễn , đờm nhiều, tức ngực, khó thở, rêu lưỡi trắng, mạch hoạt.

+  Trường hợp đờm nhiều, ho suyễn , khó thở nặng không nằm được gia thêm vị Trầm hương để tăng cường giáng khí bình suyễn.

+  Nếu kiêm biểu chứng phong hàn bỏ vị Nhục quế, Đương qui gia thêm vị  Ma hoàng, Hạnh nhân hoặc Tô diệp để sơ tán phong hàn.

+  Trên lâm sàng bài thuốc này  được dùng để chữa các chứng bệnh hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, tâm phế mạn, ho khó thở, đờm thịnh, thận khí bất túc.

Chú ý khi sử dụng: Không nên dùng thuốc đối với trường hợp phế nhiệt đàm suyễn hoặc phế thận hư sinh ra ho suyễn.