Rate this post

Thành Phần

Nguồn carbon: nguồn hydrat carbon str. Griseus đồng hóa được là tinh bột, dextrin, maltose, fructose… chủ yếu sử dụng tinh bột và glucose vì cả ba thành phần cấu tạo của streptomycin đều có nguồn gốc từ glucose. Tuy nhiên, ngoài streptomycin trong môi trường lên men còn tạo thành manosidostreptomycin hay còn thường được gọi là streptomycin B có hoạt tính kháng sinh yếu. Khi môi trường chứa quá nhiều glucose thì sẽ tạo thành một hỗn hợp không mong muốn của cả hai loại streptomycin. Nguồn carbon hydrat vừa giúp cho vi sinh vật phát triển vừa cung cấp năng lượng cho vi sinh vật, đồng thời tham gia trực tiếp vào phân tử streptomycin.

Nguồn nito: nguồn nito vô cơ thích hợp là các muối amoni và không thích hợp với các muối ntrat.

Str.griseus: còn có khả năng sinh trưởng và tạo kháng sinh streptomycin trên môi trường chứa proyein như bột đậu tương, bột cá, men khô, gluten bột mì vì loài xạ khuẩn này có protease mạnh nên có khả năng phân hủy các protein thành các amino acid và sử dụng các aminoacid này trong quá trình trao đổi chất.

Nguồn phosphat: cần phospho vô cơ hòa tan có trong KH2PO4 để cho giống sinh trưởng và phát triển bình thường. Thiếu phospho hòa tan thì sinh trưởng của khuẩn ty yếu do sự đồng hóa carbon và nito chậm và hoạt lực kháng sinh thấp. Tuy nhiên thừa phospho sẽ tăng nhanh tốc độ sử dụng hydratcarbon làm cho quá trình tạo bào tử rút ngắn, do đó ức chế sự tổng hợp streptomycin.

NaCl: thực nghiệm cho thấy thêm NaCl vào môi trường lên men thì hiệu suất sinh tổng hợp streptomycin tăng lên. Có lẽ NaCl có tác dụng thay đổi tính thấm màng tế bào nên kháng sinh tiết vào môi trường dễ hòa tan hơn và không gây ức chế lên chủng sinh streptomycin.

CaCO3: trong môi trường nuôi cấy cần có với mục đích làm ổn định pH.

Nguồn kim loại vi lượng: chủng xạ khuẩn sinh streptomycin cũng cần một số kim loại như Mn, Mg, Fe, Cu… và thường được bổ sung dưới dạng muối sulfat. Nếu môi trường có cao ngô, bột đậu, bột lạc.. thì không cần bổ sung vì bản thân các loại nguyên liệu này đã có sẵn các muối kim loại.

Quá trình lên men

Quá trình lên men kéo dài khoảng 120 đến 144 giờ. Nhiệt độ thích hợp là 26-28 độ C, pH môi trường là 6,8-7,2. Cấp khi với lưu lượng 1 VVM. Ở pha phát triển thứ nhất, chủng xạ khuẩn này sinh trưởng mạnh sau 6-8 giờ. Các bào tử này chồi, mỗi bào tử nảy một chồi tạo thành hệ sợi. Khuẩn ty thẳng và phân nhánh yếu, tế bào chất ưa kiềm. Bước sang pha lên men thứ hai,quá trình phát triển chậm lại hệ sợi không phát triển nữa mà bước vào giai đoạn tự phân ở ngày thứ ba, khoảng 72 giờ. Chủng str.griseus rất nhạy cảm với phage, do đó quá trình lên men cần giữ vô khuẩn rất chặt chẽ và cần kiểm tra độ vô trùng 4 giờ/lần.

Trong điều kiện tối ưu hiệu suất sinh tổng hợp streptomycin của xạ khuản str.griseus đạt tới 20.000 đến 25.000 đơn vị/ml môi trường lên men.

Nhân giống: Khử trùng bằng hơi nóng ở 120 độ C trong 60 phút. Khi môi trường hạ nhiệt độ xuống 28-30 độ C thì cấy giống vào với tỉ lệ 0,5 lít/600 lít môi trường. Giống được nuôi trong vòng 40-48 giờ.