tai biến khi truyền máu
Rate this post

Nghiên cứu chất đồng vị phóng xạ trong quá trình tạo hồng cầu: Sau khi tiêm tĩnh mạch chất đồng vị phóng xạ sắt (Sắt 59),  được gắn sẵn từ trước với phân tử transferrin,  xác định được đường cong giảm thiểu tính phóng xạ huyết tương hoặc đường cong thanh thải huyết tương của sắt. Phương pháp định tính và định lượng được quá trình tạo hồng cầu, mức độ tan huyết, và mức chuyển vận sắt vào những vị trí dự trữ. Đếm độ phóng xạ từ ngoài vào ở các vị trí lách, gan, và ở xương cùng cho phép định khu được quá trình tạo hồng cầu lạc chỗ khi xảy ra.

Thời gian sống  hồng cầu: Thời gian sống bình thường của hồng cầu là 120 ngày. Trong nghiên cứu đồng vị phóng xạ, người ta tiêm những hồng cầu đã đánh dấu in vitro trước bằng một chất đồng vị phóng xạ (Crôm 51). Bằng cách đo đồng vị phóng xạ hẳng ngày ở các mẫu bệnh phẩm trong thời gian một tuần, người ta có thể xác lập thời gian bán huỷ chất đồng vị ở những hồng cầu (bình thường: 28-32 ngày) tỷ lệ tan máu hàng ngày (bình thường là 1%). Đếm độ phóng xạ từ ngoài vào trong của lách cho phép phát hiện tốc độ huỷ hồng cầu riêng ở lách (để chỉ định cắt lách), hoặc sự đình lưu (tích tụ) hồng cầu ở trong lách.

tai biến khi truyền máu

Nghiên cứu sự hấp thụ sắt và vitamin B12 ở ống tiêu hoá: (test Schilling)

Tốc độ lắng hồng cầu (tốc độ lắng máu)

NGUYÊN TẮC: khi  máu đã thêm chất chống đông, trong một ống nghiệm đặt theo phương thẳng đứng, thồng cầu có xu thế lắng xuống đáy của ông nghiệm chứa. Tốc độ lắng hồng cầu tăng lên trong khi viêm hoặc nhiễm khuẩn: tốc độ lắng hồng cầu phụ thuộc phần vào hàm lượng các globulin, nồng độ albumin và fibrinogen trong huyết tương( biểu thị bằng các số đo trên ống nghiệm).

PHƯƠNG PHÁP WESTERGREN: lấy máu, thêm  EDTA (Ethylen-Diamin- Tetra-Acetic) và cho vào một pipet (ống đo nhỏ) có chia độ của Westergren rồi đặt thẳng đứng trên giá.

Giá trị bình thường sau giờ đầu tiên:

Người lớn: tối đa 2 mm. Đối tượng > 70 tuổi: tối đa 30 mm.

Ở thực tế trong cơ sở y tế, đo tốc độ lắng hồng cầu là để phân biệt những rối loạn do tâm thần với rối loạn thực thể, hoặc để theo dõi tiến triển của một bệnh cảnh nào đó (xét nghiệm liên tiếp nhiều lần).

Tuy nhiên những thông tin do xét nghiệm này cho biết lại không có tính đặc hiệu: nhiều bệnh khác nahu nhưng vẫn làm tăng độ lắng của hồng cầu trong khi tốc độ lắng hồng cầu bình thường lại không cho phép loại trừ một số bệnh thực thể nặng.

Khi có thai, bắt đầu từ tuần thứ 10, thì tốc độ lắng hồng cầu có thể tăng lên một chút nhẹ; còn ở trẻ sơ sinh thì tốc độ này lại giảm thấp.

  • Tốc độ lắng hồng cầu tăng: trừ trường hợp có thai và uống thuốc tránh thai ra, thì tốc độ lắng hồng cầu tăng là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý chẳng hạn như tình trạng viêm, nhiễm khuẩn cấp tính hoặc bán cấp (đang tiến triển), một bệnh có kèm hoại tử hoặc huỷ hoại các mô, cơ thể chịu tác động của bức xạ ion hoá, bị mất protein và/hoặc được tiêm protein lạ vào trong cơ thể.V.. Những tình trạng này có thể xảy ra trong các bệnh:
  • Thấp khớp cấp: đo tốc độ lắng hồng cầu nhiều lần liên tiếp rất có ích để theo dõi tiến triển của bệnh.
  • Bệnh lao: nhất là trong những thể cấp tính (lao kê).
  • Ung thư: hay gặp nhất trong thể lan toả (di căn)
  • Viêm mô liên kết (bệnh tạo keo): ví dụ bệnh
  • Giang mai: tốc độ lắng hồng cầu tăng nhẹ trong những thể tiến triển.
  • Nhồi máu cơ tim: tốc độ lắng hồng cầu tăng sớm ở giai đoạn đầu của nhồi máu cơ tim.
  • Đa u tủy xương, bệnh macroglobulin huyết Waldenstrom (tăng nhiều, tới 150 mm trong giờ đầu), bệnh Wegener
  • Giảm protein huyết: trong những thể hội chứng thận hư, trong xơ gan cổ trướng (báng nước), bệnh ruột xuất tiết. Giảm fibrinogen huyết.
  • Bệnh thiếu máu: tốc độ lắng hồng cầu thường tăng lên là do những yếu tố liên quan chủ yếu đến tế bào hồng cầu (số lượng, hình thể, bề mặt tế bào). Màu máu lấy vào ống đo có thể là màu vàng trong bệnh thiếu máu tan huyết, hoặc rất trong nếu là thiếu máu thiếu sắt.
  • Các bệnh gan: tốc độ lắng hồng cầu tăng lên là do những thay đổi về protein huyết tương.
  • Trong cơ thể có những ổ nung mủ (viêm vòi trứng, viêm ruột thừa, .V…): tốc độ lắng máu thường không hoặc ít thay đổi.
  • Tốc độ lắng hồng cầu giảm: ở các trường hợp hematocrit tăng (bệnh đa hồng cầu, máu bị cô đặc), trong bệnh globulin huyết tủa lạnh, trong những bệnh có hình thái hồng cầu không bình thường (bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh hồng cầu hình cầu, hồng cầu bóng ma . V..), trong bệnh giảm fibrinogen huyết, ứ mật, sử dụng liệu pháp corticoid, suy mòn, ứ trệ tuần hoàn (suy tim), tình trạng phản vệ. Ở trẻ sơ sinh thì tốc độ lắng hồng cầu thấp là bình thường.