Rate this post

Tăng huyết áp do bệnh thận khi có thai

Bình thường, khi có thai, mức lọc cầu thận GFR là do tăng lượng huyết tương tới thận mà không xảy ra tăng áp lực cầu thận đồng thời. Tuy vậy, trong bệnh thận, bất cứ một gia tăng GFR nào cũng đều tùy thuộc vào tăng áp lực cầu thận và có thể làm tăng protein niệu làm bệnh thận (cơ bản) nặng thêm. THA ngày càng nặng thêm ở phụ có thai ở phần lớn các phụ nữ có bệnh thận mạn và protein niệu thường tăng khoảng 20%. Vì cơ chế tự điều hòa lưu lượng máu tới thận có thể bị ảnh hưởng trong bệnh thận nên bất cứ một gia tăng áp lực lọc máu nào cũng đều làm gia tăng áp lực lọc cầu thận  một cách dễ dàng hơn. Sự xuất hiện tăng huyết áp hoặc tăng huyết áp nặng hơn lúc có thai ở những người bệnh thận cũng có thể là do tiền sản giật chồng lên bệnh thận.

Ở phụ nữ có thai mắc bệnh thận nên giữ cho huyết áp dưới mức 120/80 mmHg. Phải đánh giá protein niệu 24 giờ trong suốt thời gian mang thai và nếu thấy tăng protein niệu mà không có bằng chứng nhiễm độc thai nghén thì đa phần là có tăng áp lực cầu thận. Phải dùng các thuốc chống tăng huyết áp ngoại trừ thuốc ức chế ACE.

Sau khi ghép thận, nhiều phụ nữ vẫn có thể đẻ mẹ tròn con vuông. Mặc dù các phụ nữ này đã sử dụng thuốc ức chế miễn dịch dài ngày suốt thời gian có thai. Tuy nhiên các dị tật bẩm sinh cũng không thấy gia tăng ở mức có ý nghĩa.

Nếu bệnh lupus ban đỏ vẫn tiềm tàng tới 12-18 tháng trước khi thụ thai thì có thai cũng không tỏ ra làm bệnh tiến triển. Ở các phụ nữ không có thai thì những đợt bộc phát bệnh thận lupus thường đi kèm các biểu hiện ngoài thận của bệnh. Ví dụ như viêm khớp, nổi ban và sốt, đồng thời giảm bổ thể trong huyết thanh và tăng các kháng thể kháng nhân. Ngược lại những phụ nữ mang thai có bệnh lupus ban đỏ rải rác có thể biểu hiện tăng huyết áp và protein niệu cùng lúc với mức giảm chức năng thận mà không có các biểu hiện thương tổn của bệnh ở ngoài thận. Những đợt vượng phát bệnh thận có thể do trùng hợp tiền sản giật hoặc có hậu quả của tăng huyết áp đối với bệnh thận là do không có bằng chứng lâm sang nào của bệnh lupus đang tiến triển và cũng không thấy gia tăng các kháng thể kháng nhân. Đây là đặc điểm phân biệt quan trọng là vì các phụ nữ này có thể được xử lý sai bằng các liều cao glucocorticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch (điều này có thể làm tăng huyết áp vượng phát) mà lẽ ra nên dùng liệu pháp làm giảm huyết áp hoặc cho sổ thai (tùy thuộc vào tuổi thai và tình trạng sức khỏe của người mẹ). Ngược lại ở những phụ nữ mang thai có bệnh lupus ban đỏ rải rác đang tiến triển đang được điều trị đúng bằng glucocorticoid thì lại cho đẻ sớm vì họ được chẩn đoán nhầm là tiền sản giật. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của trẻ sau khi chào đời.