Rate this post

Thiếu máu trong thời kì thai nghén khi tỷ lệ hemoglobin (Hb) <10g/100ml và được gọi là thiếu máu nặng khi Hb < 8g/100ml máu. Bệnh lý thiếu máu sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong mẹ và thai nhi . Tỷ lệ thiếu máu chiếm 10-15% các trường hợp.

Contents

I. Các nguyên nhân gây thiếu máu trong thai nghén

  • Đẻ nhiều lần
  • Cho con bú kéo dài
  • Đa thai
  • chảy máu kéo dài trước khi có thai ( trong khi có kinh )
  • Chế độ ăn uống nghèo chất dinh dưỡng
  • Yếu tố thuận lợi : nhiễm khuẩn đường tiết niệu đ
  • Đặc biệt là nhiễm khuẩn mạn tính đường tiết niệu cũng gây ra thiếu máu

Ii. Sự thay đổi huyết học khi mang thai

– Trong cơ thể phụ nữ có thai luôn có sự tăng huyết tương ngay từ 3 tháng đầu , thường tăng nhiều thể tích huyết tương hơn là huyết cầu đặc biệt là hồng cầu dẫn đến sự giảm hematocrit vì vậy nó không dùng để đánh giá tình trạng thiếu máu.

– Chuyển hóa sắt cũng thay đổi và nhu cầu thường tăng lên do : tăng tạo hồng cầu , nhu cầu của thai thay đổi từ 200-300 / ngày và tăng lên gấp đôi trong trường hợp song thai.

– Việc không có hành kinh trong lúc có thai đã giảm lượng sắt hao hụt , ngoài ra khi có thai tăng lượng hấp thụ sắt từ 30-90% và sự huy động dự trữ sắt đã giữ sự cân bằng cung cầu trong 3 tháng cuối thai kì nếu không có sẽ gây ra hiện tượng thiếu sắt trước khi có thai , hay tiêu thụ sắt bất thường trong thai kì , chảy máu trong thai kì. Sự mất máu trong lúc sổ rau hay cho con bú trong thời kì hậu sản còn làm tăng nhu cầu sử dụng sắt . Khi mang thai các lần quá gần nhau thì kho dự trữ sắt không được tái tạo.

– Nhu cầu acid folic cũng tăng gấp đôi trong lúc mang thai , nếu chế độ ăn đầy đủ sẽ đáp ứng đủ nhu cầu trừ các trường hợp rối loạn hấp thu hay thiếu acid folic kết hợp với thiếu sắt.

Vitamin B12 cũng là yếu tố tạo máu khi thiếu gây ra bệnh lý thiếu máu hồng cầu to.

III. Triệu chứng

  1. Triệu chứng lâm sàng

  • Da xanh ,niêm mạc nhợt
  • Cơ thể suy nhược
  • Nhịp tim nhanh , khó thở , ù tai , chóng mặt
  • Có thể viêm lưỡi trong 3 tháng cuối thai kì
  • Vàng da nhẹ do thiếu folat

2. Triệu chứng cận lâm sàng

– Công thức máu : số lượng hồng cầu giảm , HB < 10g/100ml máu

– Tủy đồ : hồng cầu to , nhỏ , trung bình tùy thuộc vào loại thiếu máu

– Sinh hóa : sắt huyết thanh , acid folic , folat đều giảm

3.  Biến chứng

  • đẻ non , suy dinh dưỡng thai nhi
  • tăng thể tích bánh rau
  • nếu có chảy máu trong thai kì hoặc lúc chuyển dạ , sau đẻ tình trạng sẽ nặng hơn sản phụ bình thường
  • trong giai đoạn hậu sản làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu sản

IV. Điều trị

– Hb>8g/100ml cho sản phụ uống viên sắt mỗi ngày 200mg là đủ , dùng liên tục khi có thai và 6 tháng đầu sau đẻ . Nếu không hấp thu ( nôn nhiều trong 3 tháng đầu ) có thể tiêm Jectofer 100 mg tiêm bắp 2 ống mỗi ngày

– Nếu Hb <8g/100ml có thể truyền thêm máu cho sản phụ , nên truyền máu trước tuần lễ thứ 36 , phối hợp điều trị bù thêm sắt đề phòng mất bù máu lúc đẻ và sau sổ rau

– Điều trị dự phòng bằng cách dùng sắt suốt thời kì mang thai , phối hợp với acid folic và folat

V. Phòng bệnh

Cần phát hiện nguy cơ thiếu máu trong thai nghén bằng cách xét nghiệm

– Công thức máu : ở tháng thứ 4 và tùy theo kết quả để xử trí

– Nếu khám phát hiện có hạch , giảm bạch cầu , giảm bạch cầu đa nhân trung tính , bệnh bạch cầu cấp , u lympho , xuất huyết giảm tiểu cầu cần khám chuyên khoa ngay