Rate this post

Contents

Tổng quan

Các nấm, vi khuẩn, virus gây ra nhiều loại bệnh cho cây trồng làm mùa màng thất thu lớn.

Mầm bệnh có thể nhiễm từ hạt giống, từ các phế thải còn lại của mùa màng, từ phân chuồng, từ đất hoặc từ bụi trong không khí. Việc chọn kháng sinh để tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng không chỉ chú ý đến tác dụng của kháng sinh mà còn phải quan tâm đến hiệu quả kinh tế.

Nghiên cứu quá trình phát triển nông nghiệp trên thế giới dễ nhận thấy hiện tượng có tính quy luật: sản xuất ngaỳ càng đi sâu vào thâm canh  thì mức độ phát triển và tác hại của sâu bệnh ngày càng nghiêm trọng. Theo số liệu của tổ chức FAO, hàng năm số thiệt hại mùa màng do sâu bệnh và cỏ chiếm tới 34%, trong đó thiệt hạo do bệnh cây chiếm 11,6%.

Trong số các bệnh của cây được mô tả, bệnh nấm chiếm 83%. Thuốc hóa học dùng trong bảo vệ thực vật mang lại hiệu quả phòng, trị bệnh rõ rệt, song cũng tồn tại một số nhược điểm: đó là tính độc không chọn lọc, đặc tính khó phân hủy trong đất. sự tích lũy các chất độc trong môi trường không những làm thay đổi đáng kể các mối quan hệ phong phú giữa các loài sinh vật trong các hệ sinh thái, ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất mà còn nhiễm độc môi trường sống của con người, nhiều trường hợp dẫn đến tử vong. Những thành tựu to lớn trong trị liệu bệnh nhiễm trùng ở người bằng thuốc kháng sinh trong những năm 50 của thế kỉ XX đã gợi mở xu hướng sử dụng kháng sinh trong bảo vệ thực vật.

Kháng sinh dùng trong đấu tranh với các bệnh thực vật phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

  • Có hoạt tính kháng sinh mạnh đối với mầm bệnh
  • Dễ thấm vào các tế bào của cây
  • Liều điều trị không hại đến cây
  • Kháng sinh phải bền vững trong một thời gian dù ở bề mặt hay đã thấm sâu vào trong cây

Thông dụng nhất là sử lý hạt bằng kháng sinh trước khi đem gieo trồng,  xử lý đất trồng bằng kháng sinh hoặc các vi sinh vật đối kháng trong đất.

Hiện nay có khoảng 30 chất kháng sinh đã được sử dụng để đấu tranh với các bệnh của cây trồng do nhiễm khuẩn và nấm gây ra. Trong điều kiện thiên nhiên kháng sinh bị phân hủy nhanh, vì vậy phải tmf kiếm các chất kháng sinh có độ bền vững cao, tiêu diệt mầm bệnh nhanh, không nên dùng các chất kháng sinh ứng dụng trong y học để điều trị bệnh của cây trồng. Ở Nhật, Mỹ, Liên Xô cũ, các nước châu Âu khác  đã sản xuất với lượng lớn các chất kháng sinh dùng trong thực vật. Ví dụ: Nhật Bản đã sản xuất trên quy mô công nghiệp hơn 10 chất kháng sinh chuyên dùng cho bảo vệ cây trồng như blastisidin, kasugamycin, validamycin.

Những kháng sinh thường dùng trong trồng trọt là:

  • Griseofulvin dùng chống lại các bệnh do Botritis gây ra (bệnh rỉ sắt ở lúa mì)
  • Trichotexin tác dụng với nhiều loại nấm gây bệnh gây bệnh cho bông
  • Blasticidin S có thể tiêu diệt nhiều vi khuẩn gây bệnh cho cây trồng ở nồng độ 50-100 mcg/ml. ơ Nhật dùng đấu tranh với bệnh vàng lụi.