Rate this post

Viêm tai giữa mủ mạn tính là 1 bệnh thường hay gặp, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và thường kèm theo bệnh tích xương chũm, dễ gây biến chứng nguy hiểm.

Contents

1.nguyên nhân

-do viêm tai giữa cấp tính mủ. bệnh khi không điều trị đúng cách sẽ trở thành viêm tai giữa mủ mạn tính

-nguyên nhân viêm tai do sởi, cúm, bạch hầu

-do sức đề kháng bệnh nhân giảm sút, trong trường hợp như lao, đái tháo đường

2.giải phẫu bệnh

-bệnh tích ở niêm mạc hòm tai, thường khu trú ở thượng nhĩ và sào bào là chủ yếu

-niêm mạc sần sùi, nhiều nụ hạt hay polyp, lớp biểu mô phủ ngoài thường mất, dưới lớp niêm mạc sùi là xương viêm

-xương viêm ở vách hòm nhĩ hoặc xương con

-cholesteatoma là khối mềm trắng như bã đậu gồm tế bào biểu mô lẫn với chất mỡ và cholesterin. khối u này được bọc bởi 1 vỏ gồm tổ chức mô lát dính sát vào lớp tổ chức liên kết mỏng chứa men collagenase có khả năng làm tiêu xương. có 2 loại: khô và ướt. loại khô không thối nhưng loại ướt mủ tai thối khắm

3.triệu chứng

viêm tai giữa mạn tính mủ thể thông thường

-toàn thân: không có triệu chứng đặc biệt

-cơ năng: chảy mủ là đặc điểm nổi bật với dấu hiệu:

mủ đặc sánh hoặc loãng có vón cục

màu vàng hoặc xanh xám, có khi lẫn máu

mùi thối, chùi hết mủ vẫn thối (bệnh tích xương)

khối lượng nhiều hay ít tùy trường hợp và thay đổi theo thời gian

Bệnh nhân nghe kém: thính lực giảm nhiều hay ít tùy thuộc vị trí lỗ thủng màng nhĩ. nghe kém ít trong trường hợp thủng màng trùng, nhiều nếu thủng ở phần sau trên. nghe kém ngày càng tăng khi bệnh kéo dài, lúc đầu nghe kém kiểu dẫn truyền, sau là kiểu hỗn hợp

Bệnh nhân thường không đau tai hoặc đau ít

-thực thể:

Mủ ở ống tai: màu xanh vàng lổn nhổn bã đậu, mùi thối, tan trong nước và lắng xuống đáy cốc sau vài phút

Tổn thương màng nhĩ với đặc điểm:

+lỗ thủng thường đơn độc hay ở góc trên sau, ở màng chùng, ở giữa.

+kích thước tùy tổn thương

+bờ lỗ thủng rõ rệt, có khi thành sẹo, hay ngoạm vào khung nhĩ

+qua lỗ thủng có thể thấy đáy hòm nhĩ nhẵn nhụi hoặc xù xì, có khi có polyp

*cận lâm sàng: phim chụp tư thế Schuller cho kết quả viêm tai giữa mạn tính đơn thuần

đo thính lực thấy nghe kém truyền âm hay hỗn hợp

cấy khuẩn: nhiều vi khuẩn trong tai

viêm có cholesteatoma

-toàn thân không có gì đặc biệt

-cơ năng: chảy mủ có thể nhiều hay ít, thối khó chịu; mủ lổn nhổn như bã đậu, màu trắng óng ánh

nghe kém rõ rệt kèm đau tai sâu, đau lan lên thái dương

có thể chóng mặt, mất thăng bằng

-thực thể:

mủ ở ống tai màu xanh, vàng lổn nhổn, mùi thối khắm với đặc điểm: mủ tan trong nước và lắng xuống đáy cốc sau vài phút, có mảng óng ánh vàng

Tổn thương màng nhĩ lỗ thủng thường đơn độc hay ở góc trên sau, ở màng chùng

qua lỗ thủng có thể thấy cholesteatoma

*cận lâm sàng: Schuler tế bào xương chũm mờ dặc, xương chũm thế xốp hay đặc ngà

đo thính lực thấy nghe kém truyền âm hay hỗn hợp

viêm tai giữa mạn tính hồi viêm

-toàn trạng: đột ngột sốt cao kéo dài, thể trạng nhiễm trùng

-cơ năng: đau tai là triệu chứng chính, nghe kém, ù tai, chóng mặt, chảy mủ nhiều và thối rõ rệt

-thực thể:

vùng chũm sau tai nề dày, hơi đỏl phản ứng vùng chũm rõ rệt

sập thành sau trên ống tai

mủ lổn nhổn bã đậu, màng nhĩ thúng rộng nham nhở…

*cận lâm sàng:

Schuler tế bào xương chũm mờ dặc, xương chũm thế xốp hay đặc ngà

đo thính lực thấy nghe kém truyền âm hay hỗn hợp

4.điều trị

tùy tổn thương để áp dụng

-nội khoa: áp dụng khi viêm tai không kèm viêm xương chũm, không có cholesteatoma, không biến chứng. Sử dụng kháng sinh, giảm viêm

-điều trị tại chỗ:

dẫn lưu: cắt polyp ống tai nếu có

làm sạch tai

làm thuốc tai: thuốc se niêm mạc, kháng sinh, thuốc đông y

-phẫu thuật chỉ định khi:

VTG namjn điều trị nội khoa không khỏi

VTG man có nguy cơ biến chứng

VTG mạn đã có di chứng, biến chứng

Copy ghi nguồn DuocDien.net