cấp cứu ngừng tuần hoàn
Rate this post

Xử trí ngừng tuần hoàn

 

cấp cứu ngừng tuần hoàn

-Mục đích của việc hồi sinh tim – phổi cơ bản là cung cấp tạm thời tuần hoàn và hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân, qua đó tạo điều kiện cho việc phục hồi tuần hoàn và hô hấp tự nhiên có hiệu qủa.

-Khi đã chẩn đoán xác định là ngừng tim thì lập tức phải xử trí ngay. 3 yếu tố đảm bảo thành công:

+Kíp cấp cứu phải thành thạo.

+Tổ chức dây truyền cấp cứu đảm bảo.

+Can thiệp sớm và kịp thời vì chỉ có 3 – 4 phút để hành động.

-Có 2 tình huống xảy ra khi ngừng tuần hoàn: Không có đủ trang bị và có trang bị đầy đủ.

3 bước ( C, A, B ) và những biện pháp hồi sinh tim – phổi – não.

Các bước hồi sinh tim phổi cơ bản ( CPR ) : Quy trình C , A , B


cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp cơ bản

C – Ép tim ( Chest compressions )

-Lập tức thực hiện khi xác định bệnh nhân ngừng hô hấp tuần hoàn với nguyên tắc “ép mạnh và ép nhanh” , ép đủ 30 lần sau mới thổi ngạt 2 lần ( cần chú ý : không được  áp dụng đối với trẻ sơ sinh ).

-Vị tr í: ở 1/3 dưới xương ức . Dùng cườm bàn tay trái áp sát vào 1/3 dưới xương ức của nạn nhân , còn bàn tay kia đặt lên trên ,lồng các ngón vào nhau . 2 cánh tay duỗi thẳng và ép thẳng góc với lồng ngực  ( với trẻ em 1 – 8 tuổi : dùng một bàn tay ; trẻ < 12 tháng tuồi : 2 ngón tay ; với  trẻ sơ sinh dùng 2 ngón tay ).

-Tần số : Ít nhất là 100 lần/phút , cần hạn chế tối thiểu gián đoạn ép tim.

-Biên độ: # 5 cm với người lớn ; # 1/3 đường kính trước sau với  trẻ em.

-Phối hợp 30 lần ép tim với 2 lần thông khí. Khi đặt được nội khí quản rồi thì không còn chu kỳ 30 – 2 mà chuyển ép tim liên tục ít nhất 100 lần/phút cùng bóp bóng 8 – 10 lần/phút qua nội khí quản.

Nên thay người ép tim mỗi 2 phút để giúp đảm bảo nhát bóp có hiệu quả.

A – Kiểm soát đường thở ( Airway )

-Trong lúc một người ép tim thì người thứ hai giúp kiểm soát đường thở và chuẩn bị cung cấp 2 lần thông khí ngay sau khi người ép tim hoàn tất 30 lần ép tim.

-Nhanh chóng móc họng để lấy hết dị vậ t, lau sạch miệng , mũi  để bệnh nhân nằm ngửa và ưỡn cổ , hàm dưới đẩy ra trước.

-Đặt đường thở nhân tạo bằng : canule , mask hoặc nội khí quản ( phải < 20 giây ).

 

B – Thổi ngạt ( Breathing )

-Đường miệng – miệng hoặc miệng – mũi : Quỳ chân xuống đất , ngửa đầu lên hít một hơi dài rồi cúi xuống áp chặt vào miệng nạn nhân , một tay bịt kín hai lỗ mũi nạn nhân ( có thể bịt miệng bằng hai ngón tay nếu chọn thổi ngạt qua miệng – mũi ) , một tay đẩy hàm bệnh nhân ra trước. sau đó thổi hết hơi ra , cùng lúc ngước nhìn lồng ngực xem có phồng lên không.

-Bóp bóng qua mask : Áp sát mặt nạ vào miệng, mũi bệnh nhân bóp bóng với oxy 100%.

Kết hợp thổi hay bóp bóng qua mặt nạ cùng ép tim theo chu kỳ 30 – 2 ( 30 lần ép tim với 2 lần thổi ngạt ).

Bóp bóng qua ống nội khí quản 8 – 10 lần/phút và không theo chu kỳ 30 – 2.

-Chú ý không thông khí quá mức  (trừ trường hợp trẻ sơ sinh thì ép tim và thông khí theo tỉ lệ 3 – 1 hoặc khi xác định nguyên nhân do bệnh lý tim mạch thì ép tim và thông khí theo chu kỳ 15 – 2).