Rate this post

Kẽm là một trong yếu tố vi lượng rất cần thiêt cho cơ thế con người.Và trong nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh được và chỉ ra rằng kẽm có vai trò đặc biêt quan trọng sự phát triển chiều cao và trí tuệ của trẻ. Kẽm chủ yếu trong thức ăn và tồn tại chủ yếu dưới dang  Zn 2+, sau khi được hấp thu vào cơ thể nó phân bố khắp cơ thể.Hiện nay, vấn đề thiếu kẽm đang rất phổ biến đặc biệt thường gặp các nứơc nghèo do chế độ chủ yếu là glucid ít mỡ động vật.Tình trạng thiếu kẽm thường gặp ở những trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi mà Việt Nam hiện đang là một trong 36 nước có tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi rất cao theo Tổ chức y tế thế giới.Theo kết quả điều tra dinh dưỡng quốc gia năm 2009 thì toàn quốc có 1,54 triệu trẻ <5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ chiếm 18,9% và có 2,59 triệu trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm 31,9%.

Contents

1. vai trò của kẽm đối với cơ thể

Mặc dù kém là một chất khoáng vi lượng có một hàm lượng rất nhỏ chỉ chiếm vài phần triệu trọng lượng khô của cơ thể nhưng các nhà nghiên cứu đã chứng minh và chỉ ra được những vai trò sinh học quan trọng và đặc biệt cần thiết của kẽm với sức khỏe con người như sau:

  • Zn là một trong những thành phần quan trọng của các enzym trong cơ thể như cacboxypeptidase,glutamat dehydrogenase, lactat dehydrogenase….không những vậy nó còn là xúc tác cho các phản ứng hóa học và kích thích hơn 100 enzyn hoạt động
  • Zn làm tăng cường tổng hợp một số hoomon: testosterol và FSH.Không những vậy nó còn giúp tăng cường chuyển hóa glucose của insulin đặc bệt có tác dụng trong điều trị đái tháo đường ở bệnh nhân phụ thuộc insulin
  • Đối với sự phát triển của trẻ kẽm còn giữ một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng nhờ việc tăng tổng hợp protein cho cơ thể và kích thích cho trẻ ăn ngon miệng. Nếu thiếu kẽm gây rối loạn vị giác khiến cho trẻ biếng ăn đồng thời các tế bào không được phân chia khiến cho trẻ chậm lớn, chậm phát triển
  • Kẽm còn giúp cho sự phát triển và duy trì chức năng của các tế bào miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác nhân có hại từ ngoài xâm nhập vào, giúp vết thương mau lành giúp  bảo vệ vị giác khứu giác và cần thiết cho sự tổng hợp DHA

2. Hấp thu và chuyển hóa

Hằng ngày, lượng kẽm được hấp thu vào cơ thể trung bình khoảng 5mg và chủ yếu được hấp thu tai ruột non.Khoảng 33% lượng kẽm được hấp thu trong những điều kiện chuẩn và tỉ lệ nay cũng phụ thuộc nguồn thực phẩm,hàm lượng kẽm trong đó,sự có mặt của các chât ức chế hấp thu ( phytat,sắt vô cơ, sắt hem,canxi) hay chất kích thích(vitamin C) giúp tăng cường hấp thu kẽm

3.Nhu cầu kẽm được khuyến nghị

Nhu cầu kẽm thay đổi phụ thuộc vào tuổi, giới và tình trạng sinh lý của cơ thể như cho con bú, có thai,….

  • trẻ dưới 1 tuổi nhu cầu vào khoảng 5mg/ ngày
  • trẻ 1-10 tuổi cần khoảng 10 mg kẽm/ ngày
  • thanh thiếu niên và người trưởng thành:nam 15mg/ngày, nữ 12 mg/ngày
  • Đối với phụ nữ có thai nhu cầu kẽm tăng lên khoảng 15mg/ ngày
  • Đối với bà mẹ đang cho con bú trong 6 tháng đầu cần khoảng 19mg/ngày, khi trẻ 6-12 tháng nhu cầu này giảm còn khoảng 16mg/ ngày

4.Nguồn thực phẩm cung cấp kẽm

Kẽm có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc động vật và đặc biệt những loại mà có hàm lượng và tỉ lệ hấp thu kẽm cao như trong tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng. Trong sữa mẹ lượng kẽm dễ hấp thu hơn trong sữa bò vì vây người mẹ nên cho con bú để trẻ được hấp thu tối đa lượng kẽm .Lượng kẽm mất đi qua sữa mẹ hằng ngày vì thế các bà mẹ cần tăng cường bổ sung kẽm để đảm bảo bảo lượng kẽm cần thiết cho cả mẹ và bé.