Lỵ trực khuẩn là 1 bệnh nhiễm tùng cấp tính đường tiêu hóa do trực khuẩn Shigella gây nên. Bệnh cảnh lâm sàng biểu hiện bằng hội chứng lỵ : đau quặn bụng, mót rặn tiêu chảy phân nhày máu kèm theo sốt, những trường hợp nặng có thể có hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc.
Trực khuẩn Shigella chiếm 5-15% các trường hợp tiêu chảy và là nguyên nhân chính gây tử vong do tiêu chảy ở các nước đang phát triển.
1.Dịch tễ học
-mầm bệnh: trực khuẩn gram âm, không vỏ, không lông, không sinh nha bào. Dựa vào kháng nguyên thân O và các đặc tính sinh hóa, người ta chia thành 4 nhóm huyết thanh:
Nhóm A: Shigella dysenteriae 15 typ huyết thanh
Nhóm B: Shigella flexneri 8 typ huyết thanh
Nhóm C: Shigella boydii 19 typ huyết thanh
Nhóm D: Shigella sonnei 1 typ huyết thanh
Chúng tồn tại trong nước ngọt, rau sống, thức ăn từ 7-10 ngày ở nhiệt độ phòng.
-nguồn lây: người là vật chủ duy nhất
-đường lây: chủ yếu theo đường tiêu hóa
-tính chất dịch: gặp ở khắp nơi trên thế giới nhưng chủ yếu ở xứ nóng và các nước đang phát triển
Gây bệnh tản mác quanh năm
2.triệu chứng lâm sàng
thể thông thường
-thời kỳ ủ bệnh: kéo dài 12-72 giờ, không có biểu hiện lâm sàng
-khởi phát: kéo dài 1-3 ngày, xuất hiện đột ngột:
HC nhiễm trùng: sốt cao kèm ớn lạnh, đau nhức toàn thân, chán ăn, buồn nôn, nôn
Triệu chứng tiêu hóa: tiêu chảy phân lỏng kèm đau bụng
-toàn phát: có các hội chứng sau:
HC nhiễm trùng: sốt cao,đau nhức toàn thân, chán ăn, buồn nôn, nôn, toàn trạng suy sụp nhanh chóng, môi khô, lưỡi bẩn
HC lỵ: đau âm ỉ dọc khung đại tràng nhất là ở hố chậu trái, mót rặn làm bệnh nhân muốn đi ngoài liên tục; đại tiện phân lỏng, sau đó có kèm nhầy và máu, nhày thường loãng đục. Nặng có thể đi ngoài 20-40 lần/ ngày
HC rối loạn nước và điện giải: khát nước, môi khô, đái ít, mạch và huyết áp bình thường
Khám bụng thấy đau nửa bụng dưới bên trái hoặc dọc khung đại tràng, không có phản ứng thành bụng
các thể lâm sàng khác
-thể nhẹ: bệnh nhân tiêu chảy ít hơn hoặc không có triệu chứng rõ ràng
-thể nặng: bệnh nhân sốt rất cao, mặt phờ phạc, nhanh chóng li bì
Đau bụng thường xuyên, ỉa lỏng liên tục không đếm được; hậu môn có thể giãn do liệt cơ thắt hậu môn…
Toàn trạng suy sụp nhanh, môi khô lưỡi bẩn, mạch nhanh, huyết áp tụt, vã mồ hôi lạnh…
-thể tối cấp: hay gặp ở trẻ suy dinh dưỡng và người già suy kiệt
Bệnh nặng ngay từ đầu với hội chứng lỵ vừa phải nhưng nhiễm độc thần kinh rất nặng: sốt cao, vật vã, hôn mê…
3.Biến chứng
*biến chứng ít xảy ra
-biến chứng sớm:
rói loạn điện giải
biến chứng thần kinh
thủng ruột
sa trực tràng
-biến chứng muộn:
suy dinh dưỡng do tiêu chảy
rối loạn chức năng đại tràng sau lỵ…
4.Điều trị
Bồi phụ nước và điện giải
-bằng đường uống khi bệnh nhân uống được, không nôn và mất <10% trọng lượng
dùng ORS gồm 20g glucose + 3,5g NaCl +2,5 g NaHCO3 +1,5g KCl
-trường hợp uông không có kết quả hay bệnh nhân nôn, mất >10% trọng lượng cơ thể phải bù dịch bằng truyền tĩnh mạch
sử dụng kháng sinh
Kháng sinh Có vai trò rút ngắn thời gian và giảm thời gian bệnh thải vi khuẩn ra ngoài theo phân.
điều trị triệu chứng
chế đọ ăn hợp lí