Rate this post

Lỵ amip là tình trạng bệnh lý tại đại tràng do Entermoeba histolitica gây nên với triệu chứng lâm sàng điển hình là hội chứng lỵ.

Contents

1.Dịch tễ

mầm bệnh

Đơn bào gây bệnh là Entermoeba histolityca thuộc họ Entermoebidae, bộ Amoebidam ngành Prôtozoa, chúng có khả năng di chuyển bằng giả túc và có 1 nhân.

Amip chia làm 2 thời kỳ là thời kỳ hoạt động và thời kỳ kén.

-thể hoạt động lớn sống sát vách đại tràng, tăng trưởng tốt với điều kiện kỵ khí, di động nhanh theo chiều nhất định. Thể này dễ chết ngoài môi trường và không tạo được bào nang

-thể hoạt động nhỏ: sống trong lòng đại tràng, được tìm thấy trong phân ngoài giai đoạn cấp tính

-thể kén: có hình tròn hay oval, bọc bởi 2 lớp vỏ; thường tìm thấy trong phân của người mang trùng không triệu chứng hay thể bệnh nhẹ

nguồn lây

là người bệnh, người lành mang trùng thải kén Amip theo phân gây ô nhiễm thực phẩm và nước

đường lây

chủ yếu lây qua đường tiêu hóa

2.Triệu chứng lâm sàng

Bệnh do amip là bệnh đa dạng, có thể gây bệnh trong và ngoài ruột. Trong bệnh cảnh lỵ amip tại ruột thời gian ủ bệnh khó xác định và phần lớn không có triệu chứng hoặc triêu chứng thô sơ hay cấp tính hay mạn tính.

lỵ amip cấp tính

-ủ bệnh kéo dài 1-2 tuần, không có triệu chứng lâm sàng

-khởi phát: âm ỉ hay từ từ, bệnh nhân có thể có sốt

-toàn phát: đặc trưng là triệu chứng tổn thương ở đại tràng gọi là hội chứng lỵ,bao gồm:

Đau quặn bụng: thường ở ranh giới manh tràng hay có thể đau dọc khung đại tràng

Mót rặn: đau rát hậu môn kèm cảm giác buồn đi đại tiện

Đi ngoài phân lỏng nhưng sau phân chỉ có nhày và máu.

-tùy triệu chứng lâm sàng chia 3 thể: thể nhẹ (đại tiện vài lần/ngày), thể trung bình (bệnh nhân mệt mỏi, đại tiện 5-15l/ngày), thể nặng (toàn trạng suy sụp, đi ngoài >15l, có thể trụy tim mạch).

lỵ amip bán cấp

ít khi mót rặn, đau bụng ít, tiêu chảy phân lỏng, ít nhày, đôi khi táo bón, có thể diễn biến thành thể cấp

lỵ amip thể mạn tính

Lỵ amip cấp kéo dài 4-6 tuần nếu không điều trị đặc hiệu sẽ chuyển thành amip mạn.

Triệu chứng lâm sàng như viêm đại tràng mạn.

-rối loạn tiêu hóa: thường là tiêu chảy, ợ hơi, ăn không tiêu; bệnh nhân suy nhược, biếng ăn, sút cân.

u amip

thường thấy ở manh tràng, đại tràng ngang, đại tràng Sigma. Khi diệt hết amip thì u nhanh mất đi.

3.Biến chứng

-ở ruột:

Viêm phúc mạc do thủng ruột

Xuât huyết ruột

Viêm ruột thừa do amip

Sa trực tràng, trĩ

Lồng ruột

-ngoài ruột:

Áp xe gan

Áp xe phổi-màng phổi

4.Điều trị

chỉ định điều trị

-nhiễm trùng tại ruột: điều trị tại trạm xá

-bào nang trong phân: chọn 1 loại thuốc diệt amip trong lòng đại tràng như Diloxanide 500mg x 3laanf/ngày x 10 ngày hoặc Iodoquinole 650mg x 3 lần/ngày x 20 ngày

-thể ăn hồng cầu trong phân (nhẹ và trung bình): Metronidazol 30mg/kg/ngày x 10 ngày

phối hợp Idoquinole 650mg x 3 lần/ngày x 20 ngày

-thể ăn hồng cầu trong phân (thể nặng) điều trị như thể nhẹ và thêm Dehydro Emetine 1mg/kg/ngày x 10 ngày

-viêm đại tràng mạn tính sau amip:

chế độ ăn nhiều chất xơ

xét nghiệm phân liên tục 3 lần liề, cho thêm thuốc tẩy, nếu phát hiện amip điều trị như trên

-nhiễm trùng ngoài ruột: chuyển chuyên khoa

bồi phụ nước và điện giải

bằng đường uống khi bệnh nhân còn uống được và mất <10% trọng lượng cơ thể

nếu bệnh nhân không uống được hay có nôn, mất >10% trọng lượng thì bù nước bằng đường tĩnh mạch

điều trị triệu chứng

thuốc làm giảm nhu động ruột (không dùng kéo dài)

hạ sốt, nâng cao thể trạng…