Rate this post

Táo bón là một triệu chứng hay gặp nhất là ở trẻ nhỏ , trẻ không được bú mẹ , phải ăn thay thế bằng sữa bò hoặc là những trẻ ăn sam không đúng , thiếu rau xanh hoặc ăn nhiều bột đường , trẻ ít vận động cũng dễ mắc chứng táo bón

Contents

I. Nguyên nhân

– Ăn sam không đúng cách như ăn nhiều chất bột , đường thiếu rau xanh , uống ít nước nên thiếu chất bã

– Nuôi trẻ bằng sữa bò

– Trẻ ăn lượng quá ít , cơ thành bụng yếu , trẻ suy dinh dưỡng nặng

– Tâm lý sợ bẩn khi đi đại tiện , thói quen cho trẻ uống thuốc nhuận tràng

– Do các dị tật , một số các bệnh bẩm sinh như : phình to đại tràng bẩm sinh , bệnh không có tế bào thần kinh đám rối của cơ đại tràng , hẹp đại tràng nên đại tràng không có khả năng đẩy phân ra ngoài

II. Triệu chứng

– Hỏi tiền sử thói quen ăn uống , yếu tố tâm lý sợ , sợ bị đau đi đại tiện , tính chất phân thường rắn khô , tùy theo chế độ ăn của trẻ , số lần đi đại tiện thường ít hơn bình thường

– Với trẻ bú mẹ khi bị táo bón chỉ đi ngoài 1 lần một ngày hoặc 2 ngày mới đi 1 lần , trẻ lớn hơn thì đi ngoài 2-3 ngày một lần và phân khô cúng

– Trẻ thường có dấu hiệu biếng ăn , mót rặn , đau khi đi ngoài , có thể có máu tươi ở hậu môn hoặc có máu theo phân

– Thăm khám : sờ bụng thấy các cục phân rắn bên hố chậu trái , bụng trướng hơi hay gặp trong bệnh phình to đại tràng hoặc đại tràng dài , khám hậu môn xem có nứt rách hay hẹp khít hậu môn không. Thăm trực tràng thấy đầy phân rắn , chắc

– Biểu hiện trong thời kì sơ sinh : sau đẻ không thấy phân su , hoặc sau vài tuần có biểu hiện bán tắc ruột nôn ra nước mật , bụng trướng , khám hậu môn ra nhiều phân hoặc hơi , trẻ bú kém hoặc bỏ bú

– Biểu hiện khi trẻ lớn : táo bón mạn tính , toàn trạng gầy yếu , da xanh , thiếu máu , bụng trướng to , sờ thấy lổn nhổn cục phân rắn ở hố chậu trái , thăm trực tràng rỗng , không thấy phân . Ngoài ra trẻ còn có từng đợt viêm ruột gây tiêu chảy mất nước , suy dinh dưỡng

– X-quang : chụp ổ bụng không chuẩn bị thấy quai ruột hơi giãn , có mức nước hơi và nhiều cục phân . Chụp cản quang để đánh giá chiều dài , rộng của đại tràng , trực tràng nhỏ hẹp như hình đuôi củ cải

II. Điều trị

  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu , nếu phải ăn thấy thế cần có chế độ ăn đúng. Với chế độ ăn sam , bột nhiều kéo dài cần cho trẻ uống thêm nhiều nước và ăn nhiều rau quả
  • Trẻ lớn : chế độ ăn nhiều rau quả và uống nhiều nước , tập thói quen đại tiện đúng giờ , không cho trẻ ngồi bô quá lâu , tăng cường vận động , luyện tập cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn
  • Khi đã táo bón thì thụt tháo bằng dung dịch muối đẳng trương hoặc nước ấm 100-150ml để tống hết phân ra ngoài
  • Hậu môn hẹp cần nong hậu môn hàng ngày , có biến chứng nứt , rách hậu môn cần vệ sinh sạch sẽ , dùng thuốc dạng mỡ kháng sinh bôi tại chỗ
  • Nếu không có hiệu quả cho uống thuốc nhuận tràng , dầu parafin , cho trẻ uống nhiều nước. Điều trị tích cực các bệnh nội khoa như bại liệt , còi xương , suy dinh dưỡng nặng